Bạn biết gì về tài trợ thương mại của các ngân hàng hiện nay?
Mục lục [Ẩn]
Tài trợ thương mại là gì?
Tài trợ thương mại là hoạt động được các ngân hàng triển khai với mục đích ổn định tài chính trong quốc gia, làm an lòng hệ thống ngân hàng thương mại quốc tế. Dịch vụ tài trợ thương mại không quá nổi trội như các dịch vụ thẻ, tài khoản nhưng doanh thu từ dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong các hoạt động của các ngân hàng hiện nay.
Xem ngay: Các loại hình tài trợ thương mại phổ biến hiện nay.
Công cụ sử dụng trong tài trợ thương mại
Hiện tại, thư tín dụng là công cụ chủ yếu được sử dụng trong dịch vụ tài trợ thương mại.
Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sẽ gửi thư tín dụng đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng thực hiện giao dịch thanh toán cho người thụ hưởng có thông tin về thời gian, số tiền cụ thể.
Nhờ có sự xuất hiện của thư tín dụng, dịch vụ tài trợ thương mại mới thuận lợi phát triển cho đến tận bây giờ. Thư tín dụng được sử dụng để nâng cao chất lượng giao dịch thương mại quốc tế.
Trên thực tế, trong các hợp đồng mua bán, có rất ít người mua hàng chịu bỏ tiền trước khi nhận được hàng hóa. Do đó, thư tín dụng giống như một công cụ giúp cho hai bên mua hàng và bán hàng đồng thời nhận được lợi ích.
Nếu như người mua hàng trả tiền mua cho người bán trước khi ngân hàng hoàn thành nghĩa vụ thì khoản tiền này được gọi là nghĩa vụ nợ bất thường. Cũng có nhiều trường hợp, người mua không chịu chi trả. Vì vậy trong hợp đồng, thư tín dụng luôn luôn xuất hiện những phần trách nhiệm và cam kết của cả đôi bên.
Tài trợ thương mại được nhiều cá nhân/doanh nghiệp sử dụng
Tiện ích dịch vụ
Tài trợ thương mại được khá nhiều cá nhân/doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động, cá nhân/doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ này với những lợi ích cơ bản như:
- Loại tiền tệ cho vay đa dạng: USD, EURO, VNĐ…
- Đảm bảo khoản vay bằng nhiều hình thức: Thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, bất động sản, giấy tờ có giá, lô hàng thế chấp, cầm cố…
- Lập tức đáp ứng được nhu cầu mua hàng.
Xem thêm:
- Tài trợ thương mại Vietcombank gồm những gì?
- Hoạt động tài trợ thương mại VietinBank.
- Hướng dẫn thủ tục dịch vụ tài trợ thương mại tại BIDV.
- Khám phá hoạt động tài trợ thương mại tại VPBank.
Biểu phí tài trợ thương mại của ngân hàng
Mức phí tài trợ thương mại luôn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều cố gắng giảm mức phí này để giữ chân khách hàng.
Dưới đây là biểu phí tài trợ thương mại của một số ngân hàng để khách hàng tham khảo:
- Biểu phí tài trợ thương mại VPBank.
- Biểu phí tài trợ thương mại của Maritime Bank.
- Biểu phí tài trợ thương mại của TPBank.
- Biểu phí tài trợ thương mại của OCB.
Biểu phí dịch vụ tài trợ thương mại của một số ngân hàng
Điều kiện đăng ký
Dịch vụ tài trợ thương mại là dịch vụ được các ngân hàng cung cấp không giới hạn đối tượng tham gia. Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp sở hữu khối lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa lớn, nhiều rủi ro đều có thể hợp tác với ngân hàng và tham gia dịch vụ này.
Ngoài ra, khách hàng tham gia phải đáp ứng được một số điều kiện về nguồn vốn và khả năng tài chính như sau:
- Tình hình tài chính rõ ràng, minh bạch, tỷ lệ nợ xấu thấp.
- Có tối thiểu 20 – 30% số vốn tham gia vào hoạt động mua bán nhờ sự tài trợ thương mại từ ngân hàng.
- Cá nhân/doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, không kinh doanh những hàng hóa trái phép.
- Cá nhân/doanh nghiệp phải có khoản tiền gửi thanh toán tiền VNĐ tại ngân hàng thương mại sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại để làm đảm bảo.
Hồ sơ, thủ tục
Để thực hiện thủ tục tài trợ thương mại một cách nhanh chóng, bạn cần phải chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ tài chính, chứng minh khả năng tài chính của cá nhân/doanh nghiệp.
- Hồ sơ pháp lý có bản gốc để đối chứng cung cấp thông tin về doanh nghiệp.
- Hồ sơ vay vốn: Đơn đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh với số hàng hóa đó hoặc kế hoạch bán hàng, chứng từ, hóa đơn liên quan, hợp đồng kinh tế mua bán sản phẩm…
Trong quá trình hoàn tất thủ tục, cá nhân/doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ ràng về thông tin quan trọng trong hợp đồng như: Lãi suất, cam kết, trách nhiệm, thời hạn trả gốc, trả lãi, lãi nợ quá hạn...
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất