Tài trợ thương mại: Lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Mục lục [Ẩn]
Hiện nay tài trợ thương mại là một trong những dịch vụ được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai song song với nó là các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Bạn hiểu như thế nào về hoạt động tài trợ thương mại của hệ thống ngân hàng? Với bài viết này Thebank sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé!!
Vài nét về tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Đây hoạt động mang tính ổn định, thường xuyên đối với các ngân hàng thương mại quốc tế.
Nghiệp vụ được triển khai gần như ngay từ khi ngân hàng được thành lập. Hiện nay, tài trợ thương mại vẫn được coi là nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại bởi lãi suất vay tín chấp thu hồi lớn cũng như rủi ro thấp. Dịch vụ tài trợ thương mại không quá nổi trội như các dịch vụ thẻ, tài khoản nhưng doanh thu từ dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong các hoạt động của các ngân hàng hiện nay.
Xem thêm: Bạn biết gì về tài trợ thương mại của các ngân hàng hiện nay?
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nếu muốn được tài trợ thương mại
Công cụ sử dụng trong tài trợ thương mại
Công cụ được sử dụng chủ yếu trong tài trợ thương mại là thư tín dụng, ký hiệu L/C (viết tắt cho Letter of Credit). Thư tín dụng là thư do một công ty hoặc cá nhân gửi tới ngân hàng hay còn gọi là mở tại ngân hàng đó. Thư này yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán một số tiền cụ thể, vào thời điểm xác định và được sự đồng ý của ngân hàng. Trên L/C có ghi tên người nhận, hay còn được gọi là người thụ hưởng số tiền đó.
Trên thực tế, trong các hợp đồng mua bán, có rất ít người mua hàng chịu bỏ tiền trước khi nhận được hàng hóa. Do đó, thư tín dụng giống như một công cụ giúp cho hai bên mua hàng và bán hàng đồng thời nhận được lợi ích. Nhờ có sự xuất hiện của thư tín dụng, dịch vụ tài trợ thương mại mới thuận lợi phát triển cho đến tận bây giờ. Thư tín dụng được sử dụng để nâng cao chất lượng giao dịch thương mại quốc tế.
Nếu như người mua hàng trả tiền mua cho người bán trước khi ngân hàng hoàn thành nghĩa vụ thì khoản tiền này được gọi là nghĩa vụ nợ bất thường. Cũng có nhiều trường hợp, người mua không chịu chi trả, vì vậy trong hợp đồng, thư tín dụng luôn luôn xuất hiện những phần trách nhiệm và cam kết của cả đôi bên.
Xem ngay: Hướng dẫn thủ tục dịch vụ tài trợ thương mại tại BIDV.
Các loại hình tài trợ thương mại phổ biến hiện nay
Hiện nay, các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ nhỏ nằm trong gói tài trợ thương mại bao gồm:
- Tài trợ thương mại xuất/nhập khẩu
- Tài trợ thương mại trong nước
- Tài trợ thương mại nước ngoài
- Bảo lãnh nhận hàng
- Cho vay tài trợ xuất/nhập khẩu
- Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu
Tùy vào mục đích sử dụng, ngân hàng sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn hình thức tài trợ thương mại phù hợp nhất.
Dựa vào mục đích sẽ có những loại tài trợ khác nhau
Tiện ích của tài trợ thương mại
Các nhân/doanh nghiệp sử dụng tài trợ thương mại khá nhiều trong quá trình kinh doanh hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động, cá nhân/doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ này với những tiện ích cơ bản như:
- Được đáp ứng nhanh nhu cầu tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Loại tiền cho vay: USD, EUR, VND
- Có thể đảm bảo khoản vay bằng nhiều hình thức: Vay trả góp, Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba,... bằng bất động sản, giấy tờ có giá, bằng chính lô hàng nhập khẩu,…
- Bảo vệ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các đối tác.
- Giúp doanh nghiệp chủ động trong các quyết định kinh doanh.
- Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng
Xem thêm: Tài trợ thương mại Vietcombank - Thế mạnh để thu hút và giữ chân khách hàng
Điều kiện để đăng ký tài trợ thương mại
Khi tham gia vào dịch vụ tài trợ thương mại được ngân hàng cung cấp không giới hạn đối tượng tham gia. Khách hàng tham gia là cá nhân và khách hàng doanh nghiệp sở hữu khối lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa lớn, nhiều rủi ro đều có thể hợp tác với ngân hàng và tham gia dịch vụ này.
- Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp là nhà phân phối hàng hóa của các nhà sản xuất có liên kết với ngân hàng thương mại
- Có tình hình tài chính rõ ràng, minh bạch, nợ xấu thấp
- Có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia vào lô hàng mua bán được tài trợ.
- Doanh nghiệp phải thuần túy hoạt động thương mại.
- Có tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại ngân hàng thương mại.
Thủ tục tiến hành tài trợ thương mại
- Hồ sơ pháp lý (Chỉ cung cấp trong lần đầu giao dịch).
- Hồ sơ tài chính.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có).
- Hồ sơ vay vốn gồm có: Đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng kinh tế, các chứng từ, hóa đơn liên quan,…
Ngoài ra, khi tham gia ký kết hợp đồng tài trợ thương mại với các ngân hàng thương mại, bạn cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, về lãi suất, thời hạn trả gốc và lãi cũng như yêu cầu khi quá hạn trả nợ để không phải chịu tổn thất lớn về tài chính.
Tài trợ thương mại hiện là hình thức được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi sự tiện lợi cùng những thủ tục đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về dịch vụ này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất