avatart

khach

icon

Blog TheBank

Yên là một trong những đồng tiền ổn định và được sử dụng phổ biến trên thế giới, do đó việc tìm hiểu tỷ giá giữa đồng Yên và tiền Việt rất cần thiết. Trong bài viết này cũng tìm hiểu 1000 Yên bằng bao nhiêu tiền Việt?

27/07/2024


Bài viết mới nhất

1. 400 tỷ won bằng bao nhiêu tiền việt nam theo tỷ giá mới nhất hôm nay?
img_post
Tiền Won đang dần phổ biến với nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt với những ai có nhu cầu du học, ra nước ngoài làm việc hoặc đầu tư, kinh doanh, vì vậy việc biết được tỷ giá giữa hai đồng tiền này vô cùng quan trọng. Trong bài viết này cùng tìm hiểu 400 tỷ Won bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

27/07/2024


2. 10000 won bằng bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá mới nhất hôm nay?
img_post
Nếu bạn đang là du học sinh hoặc có dự định du lịch, làm việc tại Hàn Quốc thì cần biết tỷ giá giữa đồng Won và tiền Việt Nam để có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Vậy 10000 Won bằng bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá mới nhất hôm nay?

27/07/2024


3. Cập nhật tỷ giá 100 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
img_post
Nhật Bản và Việt Nam hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, bởi vậy mà việc cập nhật tỷ giá đồng yên và tiền Việt có vai trò rất quan trọng. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 100 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

27/07/2024


4. Cập nhật tỷ giá 1000 tệ bằng bao nhiêu tiền Việt?
img_post
1000 Nhân dân tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Cập nhật tỷ giá 1000 Nhân dân tệ đổi sang tiền Việt Nam mới nhất hôm nay!

27/07/2024


5. Tỷ giá đô la Canada hôm nay là bao nhiêu?
img_post
Để phục vụ cho mục đích du lịch, học tập hay làm việc tại Canada bạn cần phải hiểu được hệ thống tiền tệ của nước này. Cùng cập nhật tỷ giá 1 đô la Canada bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay qua bài viết dưới đây!

27/07/2024


Bảo hiểm


Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
Bảo hiểm ô tô
Bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm nhà
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm phi nhân thọ

Hiểu sâu về bảo hiểm nhân thọ

So sánh bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị: Mua loại nào?

Thông tin về bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị 1.1. Bảo hiểm liên kết chung Bảo hiểm liên kết chung là loại hình bảo hiểm liên kết trong đó phần đầu tư được đưa vào quỹ liên kết chung do công ty bảo hiểm quản lý và đầu tư vào các danh mục tài sản an toàn, ổn định như trái phiếu, tiền gửi. 1.2. Bảo hiểm liên kết đơn vị Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại hình bảo hiểm liên kết trong đó phần đầu tư được đưa vào các quỹ liên kết đơn vị. Khách hàng có thể tự do lựa chọn các quỹ đầu tư khác nhau với mức độ rủi ro và tiềm năng sinh lời khác nhau. Bảo hiểm liên kết đơn vị đầu tư vào nhiều quỹ So sánh sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị Bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị đều có chung đặc điểm: - Đều là loại hình bảo hiểm nhân thọ: Cả hai đều mang đến sự bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình trước những rủi ro không may như tử vong, tai nạn, bệnh hiểm nghèo. - Kết hợp lợi ích kép: Cả hai đều có tính năng kết hợp giữa bảo vệ và đầu tư. Một phần phí bảo hiểm sẽ được dùng để chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm, phần còn lại được đầu tư vào các quỹ để sinh lời. - Cơ cấu phí bảo hiểm tách biệt: Phí bảo hiểm của cả hai loại hình đều được chia thành hai phần riêng biệt: phí bảo hiểm rủi ro và phí bảo hiểm đầu tư. Điều này giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý tài chính của mình. - Linh hoạt trong việc đóng phí: Khách hàng có thể lựa chọn đóng phí định kỳ hoặc đóng phí một lần tùy theo khả năng tài chính. Bảo hiểm liên kết chung, liên kết đơn vị có sự khác nhau Điểm khác nhau ở sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị được trình bày ở bảng dưới để bạn dễ theo dõi hơn: Tiêu chí so sánh Bảo hiểm liên kết chung Bảo hiểm liên kết đơn vị Số quỹ đầu tư 1 quỹ liên kết chung duy nhất Tối thiểu 2 quỹ Mức độ rủi ro An toàn, danh mục đầu tư ổn định (trái phiếu, tiền gửi) Cao hơn, phụ thuộc quỹ đầu tư khách hàng lựa chọn Tiềm năng sinh lời Thấp hơn, thường chỉ ở mức đảm bảo tối thiểu. Cao hơn, có thể đạt mức lợi nhuận hấp dẫn nếu thị trường tài chính thuận lợi. Tính linh hoạt Khách hàng không được lựa chọn quỹ đầu tư Khách hàng được tự do lựa chọn quỹ theo khẩu vị rủi ro, thời hạn đầu tư và mục tiêu tài chính Phí bảo hiểm Thấp hơn do rủi ro thấp hơn. Cao hơn do phí quản lý quỹ cao hơn. Minh bạch thông tin Công ty bảo hiểm công bố thông tin về hiệu quả hoạt động của quỹ liên kết chung định kỳ. Khách hàng có thể theo dõi giá trị các đơn vị quỹ đầu tư hàng ngày trên các kênh thông tin của công ty bảo hiểm. Tiêu chí chọn bảo hiểm liên kết đầu tư phù hợp Để lựa chọn giữa bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị, người mua cần cân nhắc kỹ các tiêu chí sau: 3.1. Khẩu vị rủi ro Bảo hiểm liên kết chung: Phù hợp với người có khẩu vị rủi ro thấp, ưu tiên sự an toàn và ổn định cho khoản đầu tư. Quỹ liên kết chung thường được đầu tư vào các tài sản ít rủi ro như trái phiếu, tiền gửi, nên mức độ biến động giá trị tài khoản không cao. Bảo hiểm liên kết đơn vị: Phù hợp với người có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn, mong muốn cơ hội sinh lời tốt hơn. Giá trị tài khoản liên kết đơn vị biến động theo hiệu quả của quỹ đầu tư mà bạn lựa chọn, có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro thua lỗ. Chọn mua bảo hiểm dựa trên khẩu vị rủi ro 3.2. Mục tiêu tài chính Bảo hiểm liên kết chung: Thích hợp cho mục tiêu bảo vệ tài chính và tích lũy tài sản trong dài hạn. Mặc dù tiềm năng sinh lời không cao bằng liên kết đơn vị, nhưng bảo hiểm liên kết chung đảm bảo một mức lãi suất tối thiểu, giúp bảo vệ giá trị tài sản của bạn. Bảo hiểm liên kết đơn vị: Phù hợp cho mục tiêu đầu tư sinh lời cao hơn trong dài hạn. Nếu bạn có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, bạn có thể tự lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. 3.3. Kiến thức và kinh nghiệm đầu tư Bảo hiểm liên kết chung: Không yêu cầu kiến thức đầu tư chuyên sâu, phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư hoặc không có nhiều thời gian để theo dõi thị trường. Bảo hiểm liên kết đơn vị: Yêu cầu bạn có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư để có thể lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả. >>> Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm tham gia bảo hiểm nhân thọ Tổng kết lại, bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị đều mang đến những lợi ích vượt trội cho người tham gia. Nếu bạn muốn sự an toàn và ổn định, bảo hiểm liên kết chung là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn muốn tiềm năng sinh lời cao hơn, bảo hiểm liên kết đơn vị sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và nếu vẫn băn khoăn, gọi ngay đến số 1900 636 232 để TheBank hỗ trợ bạn tốt nhất!

Ai nên mua bảo hiểm liên kết đơn vị?

 Những năm gần đây, bảo hiểm liên kết đầu tư, trong đó có bảo hiểm liên kết đơn vị nổi lên như một lựa chọn giúp người tham gia vừa nhận được quyền lợi bảo hiểm rủi ro mà vẫn tận dụng được các cơ hội sinh lời để gia tăng tài sản. Với bảo hiểm liên kết đơn vị, người tham gia được quyền chọn một hay nhiều quỹ liên kết đơn vị để đầu tư và nhận toàn bộ kết quả đầu tư theo quỹ liên kết đơn vị đã chọn, bất kể là lời hay lỗ. Chính bởi đặc điểm này, bảo hiểm liên kết đơn vị có lợi suất cao hơn so với sản phẩm cùng dòng đầu tư là bảo hiểm liên kết chung, nhưng đi cùng với rủi ro lớn hơn. Xuất phát từ thế mạnh tích hợp cả yếu tố bảo vệ và đầu tư, bảo hiểm liên kết đơn vị trở thành giải pháp tài chính nhận được sự “săn đón” từ mọi người, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, ai mới là người nên mua bảo hiểm liên kết đơn vị? Thứ nhất, có nhu cầu về sản phẩm vừa bảo vệ vừa đầu tư. Tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị vừa có hiệu quả ở khả năng sinh lời từ nguồn vốn và vừa hiệu quả ở khả năng cùng lúc bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro xảy ra bất ngờ trong cuộc sống. Theo đó, phần bảo hiểm sẽ bảo vệ khách hàng trước những rủi ro tử vong, tai nạn, thương tật, bệnh hiểm nghèo… Còn phần đầu tư sẽ giúp khách hàng gia tăng tài sản nhờ vào việc tự quyết định chính khả năng sinh lời và tỷ lệ rủi ro của khoản đầu tư vào các quỹ liên kết đơn vị. Thứ hai, có hiểu biết về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư trên thị trường chứng khoán. Khi mua bảo hiểm liên kế đơn vị, bạn sẽ tự quyết định đầu tư phí bảo hiểm của mình để mua đơn vị quỹ của các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm thiết lập từ nguồn phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị do công ty bảo hiểm thiết lập tại từng thời điểm. Bạn sẽ được tham gia vào một hoặc nhiều quỹ liên kết đơn vị và tỷ lệ đầu tư từng quỹ. Việc mua, bán các đơn vị quỹ chỉ được thực hiện giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Với vai trò là người đầu tư, bạn được lựa chọn các quỹ có mức độ rủi ro khác nhau, quỹ có mức độ rủi ro cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Vì thế, nhà đầu tư là người quyết định chính khả năng sinh lời và tỷ lệ rủi ro của khoản đầu tư theo đúng khẩu vị của mình. Nếu bạn là người am hiểu về đầu tư, nhất là đầu tư chứng khoán thì khi tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị sẽ có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn được quỹ đầu tư phù hợp, đặc biệt là chủ động hoán đổi quỹ để đảm bảo và gia tăng tài sản nhanh chóng. Bởi về bản chất các quỹ liên kết đơn vị hoạt động khá giống với sản phẩm chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán.  Ai là người nên mua bảo hiểm liên kết đơn vị? (Ảnh minh họa - nguồn: Internet) Thứ ba, có nhu cầu đầu tư trung và dài hạn. Bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm dài hạn và bảo hiểm liên kết đơn vị cũng không ngoại lệ. Nếu bạn dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh khác, sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc là lỗ hoặc là lời. Tuy nhiên, dù trường hợp nào xảy ra thì bạn đều toàn quyền quyết định số vốn của mình, muốn rút lúc nào cũng được, hoặc đầu tư thêm nếu muốn. Còn với dòng bảo hiểm liên kết đơn vị của bảo hiểm nhân thọ thì khác. Số tiền bạn đóng vào được chia cho cả quỹ dự phòng rủi ro và quỹ liên kết đơn vị để đầu tư. Tham gia bảo hiểm nhân thọ đều có những cam kết và ràng buộc rõ ràng về mặt thời gian. Nếu nhu cầu đầu tư của bạn là trung và dài hạn thì nên mua bảo hiểm liên kết đơn vị, còn ngược lại nếu mục đích đầu tư chỉ trong ngắn hạn thì tốt nhất không nên tham gia. Chưa dừng lại, việc đầu tư trung và dài hạn về bản chất sẽ đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cũng như mục tiêu tài chính trong dài hạn, bởi khi rút tiền trước hạn sẽ không có lợi.  Thứ tư, bạn muốn đa dạng kênh đầu tư để tận dụng các cơ hội đầu tư khác nhau và đồng thời giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Đầu tư đa dạng kênh là nguyên tắc đầu tư được nhiều người khuyến khích, việc không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ” luôn đúng trong khía cạnh đầu tư sinh lời. Nếu bạn muốn tìm kiếm một cách kênh đầu tư để tạo sự đa dạng trong việc phân bổ nguồn tiền của mình thì bảo hiểm liên kết đơn vị là một lựa chọn hợp lý. Dù không phải là một kênh thiên về đầu tư hoàn toàn mà kết hợp đầu tư cả yếu tố bảo vệ, nhưng bảo hiểm liên kết đơn vị vẫn có hiệu quả ở khả năng sinh lời từ nguồn vốn. Hiệu quả sinh lời đến từ những khoản phí đóng định kỳ dựa trên kết quả kinh doanh của quỹ liên kết đơn vị bạn đã chọn. Nếu quỹ đầu tư kinh doanh không thuận lợi thì nhà đầu tư hưởng lãi thấp hoặc chấp nhận không có lãi. Ngược lại nếu quỹ đầu tư kinh doanh tốt thì nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất cao và tài sản của nhà đầu tư trong quỹ gia tăng nhanh chóng. Thứ năm, dành cho người chấp nhận rủi ro. Rủi ro trong đầu tư là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là những kênh đầu tư mang tính dự đoán, tự quyết. Tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị, khách hàng là người chủ động, cả trong việc sinh lời lẫn tỷ lệ rủi ro thông qua việc chọn quỹ liên kết đơn vị để đầu tư. Các công ty bảo hiểm luôn thiết kế đa dạng các quỹ liên kết đơn vị, mỗi quỹ có mức độ rủi ro từ thấp, trung bình đến cao. Người tham gia dựa vào khẩu vị đầu tư để chấp nhận rủi ro mình có thể chịu đựng được. Đầu tư trong bảo hiểm liên kết đơn vị bạn có thể hưởng lãi suất cao, thấp hoặc thậm chí không có lãi tùy vào hoạt động kinh doanh của quỹ đơn vị bạn lựa chọn. Nên sản phẩm này gần như chỉ dành cho người có thể chấp nhận được rủi ro xảy ra trong đầu tư. Sản phẩm này cho phép người tham gia chủ động kiểm soát kế hoạch đầu tư thông qua việc tự quyết định lựa chọn điều chỉnh phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, hoặc linh hoạt hoán đổi từ quỹ này sang quỹ khác. Tuy nhiên, tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị là đặt cả niềm tin vào việc đầu tư tài sản để đảm bảo cuộc sống vững chắc sau này, vì thế đừng vội vàng đưa ra quyết định. Hãy nghiên cứu kỹ để có quyết định phù hợp và hiệu quả nhất.  Như vậy, ngoài nhu cầu bảo hiểm, nếu khách hàng mong muốn tìm kiếm một cơ hội sinh lời tốt hơn và chấp nhận được rủi ro theo từng mức độ, bảo hiểm liên kết đơn vị sẽ là sự phù hợp dành cho bạn.

Blog khác


Tiền tệ
Đầu tư
Tiết kiệm
Tuyển dụng ngân hàng
Thị trường tài chính
Thị trường bảo hiểm
Tin tức
Tin khuyến mãi
Tài chính cá nhân
Tuyển dụng bảo hiểm
TheBank tuyển dụng