Có phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo khi vay thế chấp không?
Mục lục [Ẩn]
Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp khi vay tiền thế chấp tài sản tại ngân hàng đã “ngã ngửa” khi nhận được số tiền giải ngân bị “hụt” mất từ vài triệu đến vài chục triệu đồng dưới cái tên “phí bảo hiểm”.
Đây là loại bảo hiểm cho chính tài sản đảm bảo của người vay như nhà, đất, xe. Tuy vậy khách hàng phải mua bảo hiểm của đơn vị ngân hàng chỉ định và để đối tượng thụ hưởng là ngân hàng.
Đối với hình thức vay có giá trị lớn, thời hạn gói vay trả góp dài như các khoản vay thế chấp nhà, đất, xe… thì đây hầu như là thủ tục mà các ngân hàng đều khuyên khách hàng của mình mua kèm với khoản vay, thậm chí là yêu cầu bắt buộc với nhiều ngân hàng, khi mà không có bảo hiểm cho tài sản thế chấp thì tiền vay sẽ không được giải ngân.
Trong trường hợp vì lý do không may mà giá trị của tài sản đảm bảo (TSĐB) bị ảnh hưởng thì bảo hiểm sẽ đứng ra bù lại chi phí cho ngân hàng.
Bảo hiểm tài sản đảm bảo có bắt buộc không?
Có phải mua bảo hiểm cho TSĐB khi vay thế chấp?
Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì không có quy định bắt buộc về việc bảo đảm khoản vay thế chấp mà đây chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Tuy vậy, nhân viên tư vấn của ngân hàng thường sẽ tư vấn cho khách hàng mua để giảm trừ rủi ro, tránh trường hợp tài sản đảm bảo vừa bị mất giá trị mà thu nhập lại bị ảnh hưởng dẫn tới không thể tiếp tục trả khoản vay.
Loại bảo hiểm và phí bảo hiểm cũng khác nhau đối với từng ngân hàng. Tùy vào tài sản đảm bảo mà ngân hàng sẽ có yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm hay không.
Ví dụ: Tài sản thế chấp là cơ sở kinh doanh, nhà xưởng, dãy nhà trọ cho thuê… thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm hỏa hoạn, hay xe cộ thì khách hàng sẽ phải mua bảo hiểm tai nạn cho chiếc xe. Các nhân viên tín dụng cũng sẽ bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm nếu đánh giá khoản vay có rủi ro cao.
Chi phí mua bảo hiểm chỉ khoảng 0,2% giá trị tài sản đảm bảo, tương ứng với vài triệu đồng với khoản vay nhỏ. Nhưng với khoản vay giá trị lớn, nó có thể lên tới hàng chục triệu đồng.
Pháp luật không quy định phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo
Vì sao phải mua bảo hiểm cho TSĐB khi vay thế chấp?
Nhiều khách hàng cho rằng mình bị “bắt chẹt” khi bị bắt phải mua bảo hiểm mới được giải ngân khoản vay, tuy vậy trên thực tế, đây chỉ là một biện pháp đảm bảo của ngân hàng về khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo, tránh xảy ra nợ xấu.
Trên thực tế, những khoản vay thế chấp là những khoản vay có giá trị lớn, thời gian vay dài (lên tới 20 - 25 năm), vậy nên cũng có tính rủi ro rất cao theo thời gian. Nếu tài sản đảm bảo bị giảm giá trị hoặc tổn hại trong thời gian đó thì ngân hàng sẽ rất khó thanh khoản để thu hồi được vốn.
Ví dụ: Nếu tài sản đảm bảo là nhà xưởng, dãy trọ cho thuê, đất sản xuất… là những công cụ mang lại thu nhập cho người vay. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì người vay vừa mất khả năng trả nợ do nguồn thu nhập giảm, mà ngân hàng cũng khó phát mãi tài sản này do tài sản đã bị tổn hại, chỉ còn lại bìa đất.
Trong trường hợp tài sản vay là nhà chung cư hay vay mua xe ô tô, khi xảy ra rủi ro như hỏa hoạn, động đất hay tai nạn thì tài sản đảm bảo này cũng coi như mất trắng.
Chính vì những lý do trên, mà nhiều ngân hàng có quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo khi vay thế chấp.
Thế nên khi đi vay thế chấp, bạn hãy yêu cầu nhân viên tư vấn trả lời rõ có yêu cầu này hay không, tránh bị đẩy vào “thế đã rồi” khi đến lúc giải ngân mới biết cần phải mua bảo hiểm, mang lại trải nghiệm tiêu cực cho bạn.
Các loại bảo hiểm cho tài sản bảo đảm
Các loại bảo hiểm cho tài sản đảm bảo hiện nay bao gồm:
- Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt: Bồi thường tổn thất hoặc thiệt hại do cháy, sét đánh, nổ gây ra cho tài sản được bảo hiểm cũng như các thiệt hại gây ra trong quá trình dập tắt đám cháy.
- Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân: Bồi thường cho mọi thiệt hại vật chất của các đối tượng bảo hiểm do các nguyên nhân cháy, nổ, sét đánh, thiệt hại do nước, tiền cho thuê nhà bị thất thu do thiệt hại được bảo hiểm.
- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Bồi thường tổn thất hoặc thiệt hại do cháy, sét đánh, nổ gây ra cho tài sản được bảo hiểm cũng như các thiệt hại gây ra trong quá trình dập tắt đám cháy.
Bên cạnh việc lựa chọn các loại bảo hiểm tài sản, bạn hãy lựa chọn cho mình một công ty bảo hiểm trong top 4 công ty bảo hiểm tài sản rủi ro tốt nhất hiện nay để tham gia bảo hiểm cho phù hợp với điều kiện của bản thân.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho khách hàng trong quá trình vay vốn của bạn, đồng thời có cho mình được sự lựa chọn tối ưu nhất.
Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất