Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng hay 3 tháng thì lời hơn?
Mục lục [Ẩn]
Gửi tiền tiết kiệm là kênh tài chính hàng đầu của nhiều cá nhân, gia đình và doanh nghiệp hiện nay. Khi tham gia gửi tiết kiệm, người gửi hiếm khi gặp phải ro ro xảy ra mà vẫn nhận được lãi suất đều đặn theo định kỳ.
Thế nhưng khi chuẩn bị tham gia gửi tiết kiệm ngân hàng, rất nhiều nhà đầu tư băn khoăn, không biết nên gửi tiết kiệm 1 tháng hay 3 tháng thì mới phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Hãy theo dõi nội dung sau để có ngay câu trả lời cho thắc mắc này.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng là gì?
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng là hình thức gửi tiết kiệm ngắn hạn phổ biến tại các ngân hàng hiện nay. Bạn gửi số tiền “rảnh rỗi” của mình tại ngân hàng trong 1 tháng, ngân hàng sẽ trả lãi cho số tiền này theo kỳ hạn 1 tháng. Sau 1 tháng bạn có thể tất toán tài khoản tiền gửi hoặc gửi tiếp đều được.
1 tháng là mức kỳ hạn có thể coi là đầu tiên trong biểu lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn ở tất cả các ngân hàng. Kỳ hạn gửi tiết kiệm 1 tháng thường có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán. Đây cũng được xem là hình thức gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn phổ biến đối với các đối tượng làm công ăn lương hiện nay.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là như thế nào?
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là một hình thức gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau kỳ hạn 3 tháng theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Có nghĩa bạn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng 3 tháng, kết thúc 3 tháng bạn có thể tất toán tài khoản rút cả vốn lẫn lãi hoặc tiếp tục đáo hạn hay lựa chọn một kỳ hạn khác bất kỳ (1 tháng, 6 tháng, 12 tháng) để tiếp tục gửi tiết kiệm.
Nên gửi tiết kiệm 1 tháng hay 3 tháng?
Với câu hỏi nên gửi tiết kiệm 1 tháng hay 3 tháng, theo phân tích của nhiều chuyên gia tài chính bạn chọn 1 tháng hay 3 tháng nên căn cứ theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Cân nhắc về khả năng tài chính trước khi gửi tiết kiệm
Với người có khoản tiền “nhàn rỗi” trong thời gian ngắn
Đối với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gửi sớm, không gửi tiết kiệm được lâu thì nên chọn những kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong sử dụng vốn.
Thực tế, phần lớn ngân hàng hiện nay đều cung cấp các khoản gửi với kỳ hạn chỉ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng và 2 tháng. Với mỗi kỳ hạn sẽ có mức lãi suất khác nhau, thường từ 1%/năm đến 5%/năm để khách hàng dễ lựa chọn.
Ưu điểm của khoản gửi này là sự linh hoạt trong nguồn vốn mà vẫn nhận được lãi suất tốt hơn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!!
Với người có khoản tiền “nhàn rỗi” ổn định trong thời gian dài
Những khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, ổn định, hoặc chưa có mục đích sử dụng cụ thể trong tương lai, hoặc có thể xoay sở khi gặp vấn đề phát sinh mà không cần động đến tiền gửi nên chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng trở lên.
Đây là hình thức đầu tư hiệu quả, ổn định và an toàn. Khi tham gia gửi dài hạn, khách hàng có rất nhiều kỳ hạn gửi để lựa chọn như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, hay thậm chí là 13 tháng, 14 tháng, 20 tháng…
Ưu điểm phải nhắc đến của việc gửi dài hạn là mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn khá nhiều so với khi gửi ngắn hạn, từ 5,1%/năm đến 8%/năm. Hơn nữa, nếu chẳng may phải rút tiền trước thời hạn, người gửi vẫn được tính lãi suất không kỳ hạn.
Mức lãi suất của 2 kỳ hạn
Ngân hàng | Lãi suất (%) | |
Kỳ hạn 1 tháng | Kỳ hạn 3 tháng | |
Vietcombank | 4,5 | 5,0 |
VietinBank | 4,5 | 5,0 |
BIDV | 4,5 | 5,0 |
Sacombank | 5,0 | 5,5 |
VIB | 5,4 | 5,5 |
Xem thêm: Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Kết luận: Qua những phân tích ở trên có thể thấy:
|
Tìm hiểu ngay: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn và những thông tin không thể bỏ lỡ
Mẹo gửi tiết kiệm hiệu quả
Hiểu được nhu cầu thực tế của nhiều người, các chuyên gia đã đưa ra những gợi ý để giúp bạn gửi tiết kiệm hiệu quả như sau:
- Trước khi gửi tiết kiệm, nhà đầu tư nên tham khảo mức thay đổi về lãi suất trong 3 tháng gần nhất của từng ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
- Nếu gửi trong 1 tháng thì vào những ngày cuối cùng của tháng trước chuẩn bị gửi, người gửi cần tham khảo mức lãi suất tại từng ngân hàng vào tháng sau và chọn ngân hàng có mức lãi suất cao nhất để gửi.
- Để có thể nhận được số tiền lãi nhiều nhất, nhà đầu tư nên chia khoản tiền gửi thành nhiều tài khoản khác nhau, có thể là khác ngân hàng hoặc chung ngân hàng với nhiều thời hạn. Nguyên nhân là vì nếu có rủi ro xảy ra thì người gửi vẫn có khả năng cao để xoay xở kịp thời mà chỉ ảnh hưởng đến 1 phần của khoản tiền gửi.
- Tới ngày đáo hạn mà chưa có nhu cầu sử dụng tiền thì bạn nên để nguyên tiền gửi và tiền lãi trong tài khoản để ngân hàng tự động gia hạn cho kỳ sau. Như vậy thì tổng số tiền gửi lúc này sẽ lớn hơn, số tiền lãi sẽ cao hơn.
Xem ngay: Rút tiền gửi tiết kiệm trước thời hạn có được không?
Nên để tiền lãi và vốn gộp chung cho kỳ gửi kế tiếp
Lời khuyên cho bạn về việc nên gửi tiết kiệm 1 tháng hay 3 tháng là hãy xem xét khả năng tài chính và tình trạng hiện tại của mình. Nếu đang có nhu cầu sử dụng vốn nhanh hoặc có kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn thì bạn nên chọn gửi ngắn hạn. Nếu chưa có mục đích sử dụng nguồn tiền cụ thể trong tương lai thì bạn nên chọn gửi dài hạn để được hưởng mức lãi suất cao.
Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất