avatart

khach

icon

Giấy phép kinh doanh là gì? Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh

Đầu tư

- 20/10/2021

0

Đầu tư

20/10/2021

0

Khi cá nhân, doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp thì cần có giấy phép kinh doanh với rất nhiều lợi ích đi kèm. Vậy giấy phép kinh doanh là gì và cần đáp ứng điều kiện gì để có loại giấy này?

Mục lục [Ẩn]

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khi đã được cấp phép, Nhà nước sẽ quản lý các đối tượng này rõ ràng hơn và ràng buộc đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Đây là thủ tục bắt buộc phải hoàn thành để việc kinh doanh được hợp phát hoá.

Theo pháp luật hiện hành, các đối được được cấp giấy phép kinh doanh bởi Sở Kế hoạch & Đầu tư có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh

Nội dung trong giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Tên và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  • Dịch vụ, hàng hoá, sản phẩm kinh doanh, phân phối;
  • Phạm vi của các hoạt động kinh doanh;
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn của giấy phép kinh doanh;
  • Các nội dung khác.

Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh

Tổ chức doanh nghiệp trong nước có điều kiện

Với những doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như doanh nghiệp bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ; các quán ăn, nhà hàng, quán nước… phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó cũng còn nhiều trường kinh doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện khác phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ cấp phép kinh doanh trước khi hoạt động.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh được cấp cho các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong các hoạt động sau:

“a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh

Đối với các tổ chức và doanh nghiệp trong nước

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có điều kiện mà doanh nghiệp, tổ chức phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Thông thường là các điều kiện sau:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất, chẳng hạn như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề của công ty luật hoặc văn phòng công chứng.
  • Điều kiện về vốn pháp định, ví dụ kinh doanh bất động sản phải đáp ứng vốn pháp định 20 tỷ.

Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

Khoản 1 & 2 Điều 9 Nghị Định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh của tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài:

“1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.”

Những lợi ích của doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh

Tính hợp pháp của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp được cho phép hoạt động kinh doanh và được bảo vệ.
  • Được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp là bước đầu tiên mà doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện để mọi hoạt động kinh doanh thuận lợi, hanh thông.

Doanh nghiệp được quyền xuất hoá đơn

  • Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp được xuất hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hoá đơn xuất khẩu cùng một số loại hoá đơn thông thường khác. Trong đó, hoá đơn giá trị gia tăng là quan trọng và cần thiết nhất trong các hoạt động doanh nghiệp.
  • Hoá đơn đỏ dành cho các đối tượng kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động mua bán nội địa, xuất khẩu và vận tải quốc tế. Hiện chỉ những đơn vị có giấy phép kinh doanh mới được thực hiện việc xuất hoá đơn đỏ.

Khẳng định quy mô doanh nghiệp và nâng cao niềm tin của khách hàng

  • Người chủ doanh nghiệp thể hiện được tư cách pháp nhân.
  • Giấy phép kinh doanh như phiếu khẳng định doanh nghiệp/công ty đã hoàn toàn đủ điều kiện kinh doanh.

Giao dịch dễ dàng hơn

  • Nhờ có tư cách pháp lý rõ ràng cùng các hoạt động kinh doanh được hợp thức hoá nên mọi giao dịch của doanh nghiệp, công ty dễ dàng hơn.

Có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn

  • Giấy phép kinh doanh giúp tạo niềm tin về năng lực với các doanh nghiệp lớn.
  • Cơ hội mở rộng thị trường để phát triển kinh doanh.

Doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ

  • Doanh nghiệp hợp pháp nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ, chẳng hạn như khấu trừ thuế, vay vốn, các hỗ trợ khác được Nhà nước đảm bảo và bảo vệ.

Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp

  • Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn.
  • Doanh nghiệp có nhiều thời gian để xây dựng và phát triển các ngành nghề kinh doanh.
  • Doanh nghiệp có đủ tiềm lực, thế mạnh để cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác trong nước và ngoài nước, đáp ứng được thị trường kinh doanh của mình.
  • Tận dụng lợi thế và nắm bắt xu hướng đầu tư kinh doanh tốt nhất.

Những thông tin được cung cấp trong bài viết hy vọng đã lý giải được giấy phép kinh doanh là gì cho những bạn đọc quan tâm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *