Kinh doanh là gì? Những thông tin cơ bản liên quan đến kinh doanh
Mục lục [Ẩn]
Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là gì theo Luật Doanh nghiệp 2020 được định nghĩa cụ thể tại khoản 21 Điều 4 như sau:
“21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”
Theo đó, trong quá trình kinh doanh, các chủ thể không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ tất cả công đoạn từ sản xuất, tiêu thụ đến phân phối hàng hoá, dịch vụ. Điều này sẽ giúp việc kinh doanh ngày một phong phú, đa dạng hơn, giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển hơn.
Kinh doanh là gì?
Đặc điểm cơ bản của kinh doanh
- Trao đổi dịch vụ, hàng hóa: Các hoạt động kinh doanh đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ để đổi lấy tiền hoặc giá trị của tiền.
- Giao dịch trong nhiều giao dịch: Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong kinh doanh. Sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng đã phải trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
- Lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất: Mục đích chính của việc kinh doanh chính là kiếm lợi nhuận - Đây là phần thưởng lớn nhất trong nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có kỹ năng kinh doanh để thành công: Để trở thành một nhà kinh doanh thành công, mọi người phải rèn luyện những kỹ năng và phẩm chất tốt nhất để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Rủi ro và sự không chắc chắn: Đây là điều mà chắc chắn những người kinh doanh phải biết, sẽ có những rủi ro khách quan như mất mát do trộm cắp, hoả hoạn hoặc rủi ro chủ quan khi có chiến lược kinh doanh sai lầm, không nắm bắt được cơ hội kinh doanh, thiếu vốn…
- Người mua và người bán: Mỗi giao dịch kinh doanh đều phải có tối thiểu một bên mua và một bên bán.
- Kết nối với sản xuất: Hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với hàng hoá/dịch vụ. Ở trường hợp này, đây được gọi là hoạt động công nghiệp.
- Tiếp thị và phân phối hàng hoá: Ngoài công việc sản xuất, kinh doanh cũng liên quan đến tiếp thị và phân phối hàng hoá. Đây được gọi là hoạt động thương mại.
- Ưu đãi về dịch vụ và hàng hoá: Giao dịch hàng hóa và dịch vụ là thứ không thể thiếu trong kinh doanh, có thể chia thành 2 loại:
+ Hàng tiêu dùng: Đây là loại hàng hoá được sử dụng bởi những người tiêu dùng cuối cùng nên được gọi là hàng tiêu dùng. Ví dụ như thực phẩm, xà phòng, hoá chất…
+ Hàng hoá sản xuất: Hàng hoá được các nhà sản xuất sử dụng như nguyên liệu làm ra những loại hàng hoá khác như thiết bị, máy móc.
- Đáp ứng được nhu cầu của con người: Nhà kinh doanh là những người đáp ứng các mong muốn của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh, đó là quá trình sản xuất, cung cấp các mặt hàng khác nhau. Các doanh nhân sẽ luôn cố gắng thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng.
- Nghĩa vụ với xã hội: Các doanh nghiệp trong thời kỳ mới luôn có ý thức về trách nhiệm đối với xã hội. Kinh doanh hiện nay thường có định hướng dịch vụ hơn là định hướng lợi nhuận.
Những loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là hình thức kinh doanh rất phát triển hiện nay. Đây là công việc kinh doanh không có hàng hoá vật lý mà bán trực tiếp các gói dịch vụ cho các khách hàng của mình. Dịch vụ là một lĩnh vực rộng lớn, hoạt động khắp nơi trên thế giới và có nhiều tương tác với doanh nghiệp hàng ngày.
Những ngành dịch vụ tiêu biểu có thể kể đến như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, tư vấn bất động sản, dịch vụ sức khỏe vận hàng, tư vấn pháp lý…
Nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng hiện nay là rất lớn và phát triển liên tục nên việc nâng cấp là không thể chậm trễ. Bên cạnh việc đa dạng lĩnh vực hoạt động thì việc đầu tư cho mảng kinh doanh dịch vụ cũng là lựa chọn thông minh của nhiều chủ đầu tư - Những người luôn đi tìm lợi nhuận, yêu thích sự cạnh tranh, chinh phục.
Doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất chỉ những tổ chức kinh tế hợp pháp với mục đích thành lập chính là tạo nguồn lực sản xuất các sản phẩm phục vụ mục đích thương mại và đáp ứng cung cầu trên thị trường.
Các doanh nghiệp sản xuất là những người trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp hàng hoá ở thị trường tiêu dùng, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dùng.
Doanh nghiệp sản xuất ưu tiên tính chuyên môn hóa cao ở các khâu để đảm bảo hàng hoá lưu thông nhanh chóng và khách hàng được tiếp cận hàng hoá nhanh nhất ngay khi họ cần.
Công nghệ và khoa học kỹ thuật được áp dụng vào dây chuyền sản xuất đa dạng gồm nhiều mặt hàng khác nhau như động cơ, máy móc, phần mềm. Khâu sau đó là đem bán để mang lại doanh thu. Dòng tiền này sẽ giúp doanh nghiệp phát phát triển sản xuất không ngừng và chủ động nâng cấp hệ thống.
Lao động đang sản xuất
Doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ là một trong những giải pháp thông minh để các doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng. Hệ thống kinh doanh bán lẻ sẽ giúp hàng hoá lưu thông thuận lợi hơn từ tay nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng tiện lợi, nhanh chóng.
Những hình thức sở hữu doanh nghiệp kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân riêng biệt làm chủ, họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình về tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi cá nhân chỉ được lập 1 doanh nghiệp cho riêng mình và đảm bảo chắc chắn chỉ lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân.
Khi có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn tuyệt đối không được phép góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần. Hình thức sở hữu kinh doanh này có nhiều quy định nên bạn cần tìm hiểu kỹ để không phạm luật.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh được vận hành và phát triển với số vốn góp từ các cổ đông. Mỗi cổ đông khi góp vốn sẽ nhận được giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Quy định chỉ các công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Bộ máy trong công ty cổ phần sẽ được cơ cấu theo pháp luật và điều lệ của công ty với nguyên tắc rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch, chuẩn mực, hoạt động hiệu quả.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân và được pháp luật công nhận theo Luật Doanh nghiệp. Chủ sở hữu của công ty và công ty là hai thực thể riêng biệt. Theo pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp phép giấy chứng nhận kinh doanh, còn chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty TNHH có không quá 50 thành viên cùng góp vốn lập công ty. Công ty có trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty TNHH một thành viên
Đây là công ty có hình thức đặc biệt. Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ cùng với nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh
Pháp luật Việt Nam ghi nhận công ty hợp danh là hình thức công ty đối nhân, trong đó phải có ít nhất 2 thành viên, đều là cá nhân và thương nhân cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ.
Những lĩnh vực kinh doanh cơ bản
- Ngành kinh doanh dịch vụ: Là ngành cung các loại hàng hoá vô hình và lợi nhuận thu được bằng việc tính giá sức lao động hay các dịch vụ đã cung cấp cho mọi người. Ví dụ như làm đẹp, thẩm mỹ, cắt tóc, trang trí nhà cửa, dọn vệ sinh…
- Ngành kinh doanh vận tải: Đây là hình thức kinh doanh vận tải, thu phí từ việc vận chuyển hàng hoá. Việc vận chuyển sẽ sử dụng nhiều phương tiện khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
- Ngành kinh doanh bất động sản: Là ngành thu lợi nhuận từ đất đai qua việc mua/bán, cho thuê đất, nhà cửa, chung cư hay các công trình khác.
- Ngành thông tin: Đây là ngành phát triển mạnh hiện nay, doanh nghiệp thu lợi nhuận từ việc bán quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những sản phẩm khi đăng ký có thể bán lại hay nhượng lại có thời hạn. Những sản phẩm đã đăng ký sẽ đảm bảo không bị tuỳ tiện đạo nhái.
- Ngành nông nghiệp và khai thác: Ngành này chủ yếu liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô, khoáng sản, được sử dụng để nuôi động vật, thuỷ sản, khoáng sản, khai thác gỗ, trồng, kinh doanh các loại cây nông nghiệp.
- Ngành phân phối bán lẻ: Đơn vị trung gian hoạt động giữa nhà sản xuất và khách hàng để thu được lợi nhuận qua dịch vụ phân phối hàng hoá, dịch vụ và bán lẻ.
- Ngành sản xuất: Sản xuất các loại hàng hóa từ nguyên liệu thô hay các chi tiết cấu thành rồi bán đi để thu lợi nhuận.
Với những kiến thức được tổng hợp trong bài, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về kinh doanh là gì và các thông tin liên quan khác.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất