avatart

khach

icon

Giao dịch chứng khoán T+3 là gì? Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 sang T+2 có ý nghĩa như thế nào?

Chứng khoán

- 30/07/2021

0

Chứng khoán

30/07/2021

0

Giao dịch chứng khoán T+3 là thời điểm nhà đầu tư được bán các cổ phiếu đã được sở hữu qua T+2 hoặc mua các cổ phiếu mới từ số tiền bán cổ phiếu cũ qua T+2.

Mục lục [Ẩn]

Những người khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản thì mới có thể thực hiện đầu tư dễ dàng và bớt bỡ ngỡ hơn. Ví dụ như một số khái niệm về ngày thanh toán, ngày giao dịch, T+2, T+2 hoặc giao dịch chứng khoán T+3 là gì?

Giao dịch chứng khoán T+3 là gì?

Khái niệm T+0, T+1, T+2, T+3 là đề cập đến ngày giao dịch và ngày thanh toán chứng khoán. Chữ T (tiếng Anh là Transaction) là ngày diễn ra giao dịch, còn các số 1, 2, 3 là biểu thị của ngày làm việc thứ bao nhiêu sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền hoặc chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.

  • Ngày giao dịch (T+O) là ngày nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công với mức giá đã được xác định,
  • Ngày làm việc tiếp theo sau ngày T+0 (không tính ngày nghỉ tuần Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ) theo quy định được gọi là T+1. Sau 1 ngày làm việc nữa được gọi là T+2, và sau 1 ngày nữa được gọi là ngày T+3.
  • Ngày thanh toán (T+2) là ngày cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức giữa người mua và người bán. Theo quy định, thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 là 16h30, tức là vào thời điểm này, người mua sẽ có được quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch và người bán nhận được số tiền từ việc chuyển nhượng đó.

Tuy nhiên, vì các sàn chứng khoán đã đóng cửa vào lúc 15h00 - 15h30 nên các nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện ngày giao dịch Bán với số cổ phiếu mình vừa sở hữu. Điều này phải được tiến hành sớm nhất vào ngày T+3:

  • Ngày T+3 đối với người bán chứng khoán là ngày nhà đầu tư được sử dụng số tiền đã bán chứng khoán từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác.
  • Ngày T+3 đối với người mua chứng khoán là ngày cho pháp nhà đầu tư được Bán số chứng khoán đã mua từ ngày T+2.

Chứng khoán T+3 là gì

Chứng khoán T+3 là gì?

Ví dụ: Nhìn vào bảng sau, ta có thể hiểu:

Ngày 26/07/2021 27/07/2021 28/07/2021 29/07/2021 30/07/2021 31/07/2021
Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Ngày T T+0 T+1 T+2 T+3 T+4 Nghỉ
Hành động Mua cổ phiếu VNM Không thể Bán

Không thể Bán

16h30: Cổ phiếu VNM về đến tài khoản

Có thể Bán Có thể Bán  

Nhà đầu tư hoàn thành việc mua và nhận cổ phiếu VNM vào 16h30 ngày T+2 (28/07/2021). Từ ngày T+3 (29/07/2021), nhà đầu tư được quyền bán cổ phiếu VNM đã mua thành công từ ngày T+2.

Tìm hiểu thêm về chứng khoán T+0, chứng khoán T+2

Ý nghĩa việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 sang T+2 như thế nào?

Trước đây, chu kỳ giao dịch và thanh toán được hoàn thành lúc 9h00 ngày T+3, nghĩa là mất khoảng 4 ngày, nhà đầu tư mới nhận được số chứng khoán mình mua. Đó là một khoảng thời gian khá lâu cho những biến động trên thị trường chứng khoán có những thay đổi chỉ trong tích tắc. 

Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2, giảm khoảng 1 ngày so với quy định đã giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro tốt hơn, tăng tính thanh khoản và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.

Kể cả khi nhà đầu tư nhận chứng khoán vào 16h30 ngày T+2, dù không thể bán được cổ phiếu tại thời điểm đó nhưng vẫn toàn quyền quyết định với cổ phiếu như cầm cố để lấy tiền thực hiện các giao dịch khác. Đồng thời, giúp nhà đầu tư ghi nhận số tiền, cổ phiếu trên tài khoản nhanh chóng hơn, từ đó có sự yên tâm.

Bên cạnh đó, hiện nay Thông tư 120/2020/TT-BTC đã có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, có những quy định mới về giao dịch trong ngày sẽ được triển khai sắp tới càng tạo tính hấp dẫn lớn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp thị trường của chúng ta tiệm cận hơn với những thị trường chứng khoán quốc tế.

Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn đọc quan tâm hiểu được nhiều hơn và khái niệm và ý nghĩa của việc giao dịch chứng khoán T+3. Chúng tôi mong rằng bất cứ ai có ý định đầu tư chứng khoán cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để đầu tư hiệu quả, an toàn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (1 lượt)

4 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *