avatart

khach

icon

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá là gì? Những quy định của ngân hàng về hình thức cho vay này

Thông tin ngân hàng

- 21/09/2022

0

Thông tin ngân hàng

21/09/2022

0

Hiện nay hình thức vay cầm cố giấy tờ có giá rất phổ biến tại Việt Nam. Vậy ngân hàng quy định như thế nào về hình thức cho vay này? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu

Mục lục [Ẩn]

Bên cạnh bất động sản, vàng, sổ đỏ, ô tô... thì giấy tờ có giá trị cũng là tài sản giúp khách hàng có thể đảm bảo tại các ngân hàng khi vay vốn. Vậy giấy tờ có giá trị là gì? Hiện nay, các ngân hàng có quy định như thế nào cho khách hàng vay vốn thông qua giấy tờ có giá trị.

Giấy tờ có giá trị là gì?

Giấy tờ có giá (GTCG) là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác...

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá là gì?

Hình thức vay cầm cố giấy tờ có giá trị là gì?

Khi khách hàng cầm GTCG, ngân hàng sẽ yêu cầu gửi bản gốc loại giấy tờ này đến ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước. để đảm bảo việc trả nợ cho khoản vay.

Một số GTCG khách hàng có thể sử dụng để vay vốn tại ngân hàng: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, Tín phiếu, Hối phiếu, Trái phiếu…

Lợi ích của nghiệp vụ cho vay cầm cố 

Khi vay vốn bằng việc cầm cố giấy tờ có giá, khả năng được vay vốn sẽ cao hơn so với các loại hình khác

  • Phương thức cho vay đa dạng với hạn mức cho vay cao 
  • Thời gian cho vay phù hợp với nhu cầu của người đi vay
  • Phương thức trả nợ linh hoạt 

So sánh nghiệp vụ cho vay cầm cố và cho vay chiết khấu 

Áp dụng quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003 và quyết định

898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/08/2003

Giống nhau:

Mục đích: Đều là hình thức tái cấp vốn của NHTW cho NHTM.

Đối tượng áp dụng: là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng bao gồm: NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách…

Lãi suất do NHNN công bố phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ.

Giấy tờ có giá bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ khác được thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ. 

Khác nhau:

Hình thức Cho vay cầm cố  Cho vay chiết khấu
Điều kiện vay 
  • NH không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
  • NH không có dư nợ quá hạn tại NHNN
  • NH thực hiện về bảo đảm tiền vay theo quy chế này
Không cần điều kiện 
Điều kiện đối với các giấy tờ có giá
  • NH xin vay là người thụ hưởng đối với các giấy tờ có giá ghi danh và là người nắm giữ hợp pháp giấy tờ vô danh
  • Giấy tờ được cầm cố với tư cách là người thứ 3 theo quy định của pháp luật và cam kết của người thụ hưởng
  • Thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá tối đa là 2 năm.
  • Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: thời hạn còn lại tối đa 91 ngày
  • Trường hợp chiết khấu có thời hạn: thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời gian ngân hàng nhà nước chiết khấu

Xác định thời hạn cho vay

 

Ngân hàng nhà nước VN và Ngân hàng xin vay thỏa thuận về thời gian cho vay và xác định kỳ hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá không quá 1 năm.

 

Chiết khấu có thời hạn tối đa 91 ngày
Hạn mức cho vay Hạn mức còn được sử dụng để quyết mức cho vay cầm cố trên bảng kê giấy tờ có giá được chấp nhận cầm cố để cho vay vốn tại NH nhà nước

Ngân hàng nhà nước căn cứ tổng hạn mức chiết khấu,NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng

H=V*S*k

Trong đó:

  • V: vốn tự có của NH
  • S: tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng bằng VND so với tổng tài sản có. K:hệ số chiết khấu

 

Phương thức giao dịch

Chỉ bằng phương thức trực tiếp nghĩa là các NH gián tiếp với NHNN

 

Bằng 2 phương thức:

  • Phương thức trực tiếp: NH giao dịch trực tiếp với ngân hàng nhà nước.
  • Phương thức gián tiếp: NH giao dịch thông qua hệ thống nối mạng vi tính với ngân hàng nhà nước.

Quy định cho vay cầm cố

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cho vay cầm cố có những quy định sau:

Điều 10. Điều kiện cho vay cầm cố

 Trên cơ sở định hướng điều hành chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quyết định thực hiện cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng khi có đủ các điều kiện sau:

1. Là các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 3 của Thông tư này và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

2. Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

3. Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

4. Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều 15 của Thông tư này;

5. Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn;

6. Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.

Điều 11. Thời hạn cho vay cầm cố

1. Thời hạn cho vay cầm cố là dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được cầm cố. Thời hạn cho vay cầm cố bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn cho vay được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.

2. Căn cứ mục đích vay vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ thể.

3. Trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản vay cầm cố trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và lý do gia hạn phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Khi có nhu cầu đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng gửi 01 văn bản đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố (trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn) trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố, Ngân hàng Nhà nước có thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn khoản vay cầm cố và gửi cho các đơn vị liên quan.

Quy định cho vay cầm cố

Các ngân hàng quy định như thế nào về cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Điều 12. Lãi suất cho vay cầm cố

1. Lãi suất cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn cho vay.

2. Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng.

Điều 13. Mức cho vay cầm cố

1. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, nhu cầu vay vốn, giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dư nợ các khoản vay khác của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng đề nghị vay.

2. Mức cho vay tối đa không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm được quy đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 14. Thẩm quyền tham gia nghiệp vụ vay cầm cố

1. Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước là một trong những người sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;

b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) hoặc Giám đốc chi nhánh ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

Điều 15. Hồ sơ đề nghị vay cầm cố

Khi có nhu cầu vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ đề nghị vay cầm cố bao gồm:

1. Giấy đề nghị vay vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (theo Mẫu 01/NHNN-CC);

2. Bảng kê các giấy tờ có giá đề nghị cầm cố để vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký (theo Mẫu 02a/NHNN-CC);

3. Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Mẫu 03/NHNN-CC; Tình hình giao dịch của tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 04/NHNN-CC; Bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 05/NHNN-CC;

4. Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất (bản chính).

Điều 16. Chấp thuận và từ chối đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng

1. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị vay của tổ chức tín dụng và trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị vay cầm cố theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng đề nghị vay về việc chấp thuận (theo Mẫu 06a/NHNN-CC) hay không chấp thuận cho vay cầm cố (theo Mẫu 06b/NHNN-CC) và gửi cho các đơn vị liên quan.

2. Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

Điều 17. Giao nhận và hoàn trả giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố

1. Sau khi nhận được thông báo về việc chấp thuận cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng đề nghị vay phải tiến hành chuyển giao các giấy tờ có giá để làm tài sản cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện cầm cố các giấy tờ có giá theo đúng danh mục giấy tờ có giá đã được phê duyệt.

3. Trong thời gian vay, tổ chức tín dụng có nhu cầu đổi giấy tờ có giá đang được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước bằng các giấy tờ có giá khác đủ tiêu chuẩn và nằm trong danh mục giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản giải trình lý do đổi giấy tờ có giá đang được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước bằng các giấy tờ có giá khác.

b) Bảng kê các giấy tờ có giá thay thế để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký (theo Mẫu 02b/NHNN-CC);

Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị đổi giấy tờ có giá được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng về việc chấp thuận hay không chấp thuận đổi giấy tờ có giá đang cầm cố và gửi cho các đơn vị liên quan.

4. Sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn trả hết nợ gốc và lãi vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn trả các giấy tờ có giá đã sử dụng làm tài sản cầm cố cho tổ chức tín dụng.

Điều 18. Thực hiện cho vay cầm cố

1. Việc cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hồ sơ chấp thuận cho vay cầm cố đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tiến hành làm thủ tục nhận tài sản cầm cố, ký hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng và chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn. Quy trình thực hiện cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố như thực hiện tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Điều 19. Trả nợ vay cầm cố

1. Khi đến kỳ hạn trả nợ, các tổ chức tín dụng thanh toán gốc và lãi khoản vay cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá.

2. Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng không trả nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ gốc và lãi bắt buộc như sau:

a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ;

b) Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng;

3. Trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ gốc và lãi và thu nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết nợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn của tổ chức tín dụng vay.

Trên đây là những quy định về hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Nếu bạn có nhu cầu vay vốn bằng hình thức này thì đừng bỏ qua những thông tin trên nhé.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *