Số tiền lãi và cách tính số tiền lãi khi gửi tiết kiệm
Mục lục [Ẩn]
Ngoài những kênh đầu tư như bất động sản, vàng, chứng khoán, bitcoin thì gửi tiết kiệm ngân hàng đến nay luôn được đại bộ phận dân chúng vẫn xem là một kênh đầu tư an toàn, ít biến động, có khoản lãi chắc chắn, được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn không ít băn khoăn về số tiền lãi và cách tính số tiền lãi khi đi gửi tiền tiết kiệm.
Số tiền lãi là gì?
Số tiền lãi là khoản tiền tổ chức tín dụng, ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiền tại tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng đó.
Số tiền lãi là gì?
Cách tính số tiền lãi
Nguyên tắc tính lãi
Lãi suất tính lãi: Được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm).
Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:
- Một năm: 360 ngày;
- Một tháng: 30 ngày;
- Một tuần: 7 ngày;
- Một ngày: 24 giờ.
Cách tính số tiền lãi
Cách tính tiền lãi lãnh hàng tháng
Đối với hình thức lĩnh lãi hàng tháng, người gửi tiền có thể rút tiền lãi định kỳ mỗi tháng, mà không cần chờ đến khi hết kỳ hạn. Theo đó bạn sẽ có cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo công thức sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 |
Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 80 triệu VNĐ tại ngân hàng, mức lãi suất là 6,5%/năm. Hàng tháng, bạn sẽ nhận được số tiền lãi như sau:
Tiền lãi = Tiền gửi x 6,5%/12 = 80.000.000 x 6,5%/12 ~ 433.333 VNĐ.
Cách tính tiền lãi lãnh cuối kỳ
Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau.
Công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360 |
Hoặc
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi |
Ví dụ: Bạn có 80 triệu VNĐ, gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm, mức lãi suất 8%/năm. Như vậy, nếu sau một năm gửi tiền, ta sẽ có được khoản tiền lãi:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 8% = 80.000.000 * 8% = 6.400.000 VNĐ.
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 8%/360 *180 = 80.000.000 * 8%/360*180 = 3.200.000 VNĐ
Nếu công thức trên khó nhớ, bạn có thể nhanh chóng biết được số tiền lãi khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhờ công cụ “Tính lãi tiền gửi tiết kiệm” TẠI ĐÂY.
Đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm có thời hạn bạn sẽ được nhận một mức lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nếu rút tiền đúng kỳ hạn như đã cam kết bạn sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất đó. Hiện nay, hầu hết mọi người đều chọn hình thức này.
Cách tính số tiền lãi đơn giản nhất
Những lưu ý quan trọng khi gửi tiền tiết kiệm
Ngoài việc quan tâm tới lãi suất và số tiền lãi nhận được khi gửi tiết kiệm, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng sau:
- Chọn ngân hàng - Chọn mặt gửi vàng: Để gửi tiết kiệm, trước tiên bạn nên chọn ngân hàng uy tín, có bề dày lịch sử và độ an toàn cao.
- Chọn sản phẩm tiết kiệm tối ưu: Tùy vào khoản tiền bạn có mà cân nhắc hình thức gửi tiền phù hợp nhất. Nếu đó là tiền mặt nhàn rỗi cố định thì nên chọn hình thức tiết kiệm có kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao và có thêm các quyền lợi khác như hỗ trợ nằm viện, bảo hiểm nhân thọ.
- Chương trình khuyến mại và quà tặng đi kèm: Hiện nay, để thu hút khách hàng, các ngân hàng đều có chương trình khuyến mãi (quà tặng ngay hoặc quay số trúng thưởng…) hay tặng thêm lãi suất khi khách hàng gửi tiền, bạn cũng nên quan tâm để được hưởng lợi ích tối đa.
Xem thêm: Gửi tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?
Những câu hỏi thường gặp về số tiền lãi khi gửi tiết kiệm
Rút tiền trước kỳ hạn có được hưởng lãi suất không?
Có. Tuy nhiên, nếu rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn, khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn cho số tiền rút trước kỳ hạn.
Trong trường hợp bạn nhận lãi tiền gửi tiết kiệm định kỳ (tháng/quý) nhưng sau đó lại có nhu cầu rút tiền gửi trước kỳ hạn, thì bạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Phần lãi định kỳ mà bạn nhận được trước đó phải hoàn lại cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ khấu trừ vào phần lãi không kỳ hạn.
Ngân hàng có các hình thức trả lãi nào?
Thông thường, ngân hàng sẽ có các hình thức trả lãi phổ biến sau đây: Định kỳ mỗi tháng, mỗi quý, lĩnh lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn), lĩnh lãi trước (khi vừa mở sổ tiết kiệm).
Không tất toán sổ tiết kiệm thì có được lãi sau ngày đáo hạn không?
Hầu như các ngân hàng đều áp dụng cách tính lãi suất tiết kiệm khi đến ngày đáo hạn mà không tất toán như sau:
Phần lãi sẽ tự động nhập gốc và tài khoản chuyển sang kỳ hạn tiếp theo (Cùng kỳ hạn mà bạn đã chọn ban đầu) với lãi suất mới tại thời điểm tái tục. Nếu kỳ hạn gửi tiết kiệm của bạn đã hết áp dụng thì ngân hàng sẽ tự động tái tục theo kỳ hạn ngắn hơn gần với kỳ hạn ban đầu nhất.
Đọc thêm: Cách tất toán sổ tiết kiệm
Nhìn chung, gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư khá an tâm. Gửi tiết kiệm không quá nhiều khắt khe, quy định như là đóng bảo hiểm, nhưng cũng đủ đem lại cho bạn sự yên tâm khi có khoản tiền gửi từ ngân hàng. Đây là cách gửi tiền nhanh chóng, đơn giản cho những ai không muốn để tiền “chết” một chỗ.
Nếu bạn đang có một khoản tiền “nhàn rỗi”, muốn khoản tiền sinh lời, hãy đăng ký gửi tiết kiệm TẠI ĐÂY để được tư vấn gói tiết kiệm phù hợp với mức lãi suất hấp dẫn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất