avatart

khach

icon

Chứng chỉ quỹ là gì? Cách mua chứng chỉ quỹ cho người mới

Chứng khoán

- 28/05/2024

0

Chứng khoán

28/05/2024

0

Chứng chỉ quỹ được coi là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả cho những nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và thời gian trên thị trường tài chính. Cụ thể chứng chỉ quỹ là gì? Cách đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào? Dưới đây hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục [Ẩn]

Chứng chỉ quỹ là gì?

Chứng chỉ quỹ (quỹ mở) là chứng chỉ do quỹ đầu tư phát hành nhằm kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Khi đó, những chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm trong các công ty quản lý quỹ sẽ sử dụng số vốn kêu gọi được để đầu tư vào các kênh phổ biến như: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, tiền điện tử, vàng,...

Nói cách khác, khi nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ là đang ủy thác đầu tư cho những chuyên gia có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường tài chính.

Những quyền lợi khi mua chứng chỉ quỹ:

  • Nhà đầu tư có thể tự tin tham gia vào thị trường chứng khoán dù không có nhiều kiến thức về đầu tư và tài chính.
  • Nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường tài chính.
  • Chứng chỉ quỹ có tiềm năng sinh lời lớn hơn so với một số kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm ngân hàng.

thebank_chungchiquylagi_2_1716865166Chứng chỉ quỹ là kênh ủy thác đầu tư an toàn và hiệu quả

Chứng chỉ quỹ sinh lời như thế nào?

Sau khi bán chứng chỉ quỹ phát hành, số vốn kêu gọi được sẽ được các chuyên gia tài chính tại công ty quản lý quỹ đầu tư vào các sản phẩm phổ biến: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cân bằng (50% cổ phiếu và 50% trái phiếu).

Với cùng một số vốn đầu tư, các chuyên gia tài chính sẽ gia tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro bằng cách đầu tư cùng lúc vào nhiều dự án hoặc nhiều mã cổ phiếu/trái phiếu.

Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải trả chi phí quản lý cho công ty quản lý quỹ. Thực tế để có được tỷ suất sinh lời tốt khi mua chứng chỉ quỹ, thời gian nắm giữ nên từ mức trung hạn đến dài hạn.

Lưu ý: Khi đầu tư quỹ mở, các công ty quản lý quỹ sẽ không cam kết lợi nhuận. Bởi lẽ ở từng kênh đầu tư, dựa trên diễn biến của thị trường mà mức độ lợi nhuận - rủi ro sẽ khác nhau.

Đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào?

3.1. Mua chứng chỉ quỹ ở đâu?

Hiện nay, các nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ tại các công ty quản lý quỹ hoặc công ty chứng khoán. Ở mỗi công ty quản lý quỹ sẽ có chiến lược đầu tư khác nhau phù hợp cho từng mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro. Sau đây là các chứng chỉ quỹ ở Việt Nam uy tín mà nhà đầu tư mới có thể tham khảo:

Dragon Capital: Dragon Capital hay DCVFM là công ty quản lý quỹ hoạt động lâu đời tại thị trường Việt Nam. Quỹ DCVFM có nhiều danh mục đầu tư như: Quỹ tăng trưởng (DCBC), Quỹ cân bằng (DCDS), Quỹ an toàn (DCIP và DCBF),...

Viet Capital: Viet Capital -VCAM là quỹ đầu tư của Công ty Cổ Phần Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt (tên giao dịch Viet Capital Asset Management, được thành lập vào năm 2006. Viet Capital có nhiều loại quỹ, trong đó quỹ Quỹ cân bằng (VCAMBF) có tốc độ tăng trưởng ổn định hiệu quả.

Vietcombank Securities: Vietcombank Securities hay Công ty Liên Doanh Quản Lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (“VCBF”) được thành lập vào năm 2005. Hiện nay, công ty quản lý quỹ VCBF quản lý 3 chứng chỉ quỹ Quỹ tăng trưởng (VCBF – BCF), Quỹ cân bằng (VCBF – TBF), Quỹ an toàn (VCBF – FIF) với mức độ tăng trưởng từ 30 - 60%/năm.

VNDirect: VNDirect được đánh giá là công ty quản lý quỹ chú trọng vào chất lượng dịch vụ và nâng cao kiến thức đầu tư cho người dân Việt Nam. Hiện quỹ VNDirect đang quản lý khối lượng tài sản khoảng 150.000 tỷ đồng cho hàng triệu khách hàng thân thiết. Chứng chỉ quỹ VNDirect có hai loại Quỹ tăng trưởng (VNDAF), Quỹ an toàn (VNDBF).

Vinacapital: Công ty quản lý quỹ Vinacapital - VCFM hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 2003, với hàng trăm nhân sự làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Singapore. Hiện tổng tài sản do quỹ này quản lý lến đến 3.7 tỷ đô la, giúp Vinacapital trở thành công ty quản lý quỹ lớn nhất tại Việt Nam. Các quỹ được phát hành bao gồm: Quỹ tăng trưởng (VEOF, VESAF), Quỹ cân bằng (VIBF), Quỹ an toàn (VFF).

3.2. Hướng dẫn mua bán chứng chỉ quỹ

Tuỳ vào mỗi công ty quản lý quỹ sẽ có giá trị mua tối thiểu và các quy định giao dịch khác nhau. Tuy nhiên, cách chơi chứng chỉ quỹ sẽ gồm 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ tại công ty quản lý quỹ hoặc các đại lý phân phối của công ty.

Lưu ý, nhà đầu tư mở mới tài khoản cần chuẩn bị: CMND hoặc CCCD.

Bước 2: Nộp tiền đầu tư vào tài khoản

Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền thông qua các tài khoản ngân hàng liên kết với quỹ mở.

Bước 3: Đặt lệnh mua CCQ

Nhà đầu tư chọn CCQ muốn mua và nhập số tiền mua chứng chỉ quỹ.

Bước 4: Theo dõi tài khoản trực tuyến

Bước 5: Đặt lệnh bán CCQ

Rủi ro khi đầu tư chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là kênh đầu tư tương đối an toàn và có nhiều tiềm năng về lợi nhuận, tuy nhiên nhược điểm của chứng chỉ quỹ vẫn sẽ có một số yếu tố như:

  • Nhà đầu tư không được tham gia vào quyết định đầu tư cụ thể, chỉ quyết định được nhóm sản phẩm đầu tư.
  • Công ty quản lý quỹ sẽ không cam kết lợi nhuận. Ví dụ với kênh đầu tư cổ phiếu, khi thị trường bước vào thời kỳ downtrend, các quỹ đầu tư sẽ không thể chống lại biến động từ yếu tố khách quan.
  • Thực tế khi mua chứng chỉ quỹ sẽ có độ trễ nhất định. Ví dụ công ty quản lý quỹ lớn tại Việt Nam là Dragon Capital sẽ có độ trễ giao dịch là 1 ngày hoặc thậm trí 3 - 5 ngày sau khi chuyển tiền.

thebank_chungchiquylagi_1_1716865166Các công ty quản lý quỹ sẽ không cam kết lợi nhuận cho nhà đầu tư

Lưu ý để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả

5.1. Chọn công ty quản lý quỹ

Mỗi công ty quản lý quỹ sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau tùy theo chính sách và danh mục đầu tư mà họ xây dựng. Bởi vậy, nhà đầu tư cần dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về công ty quản lý quỹ thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về như điều lệ, mục tiêu đầu tư, ngân hàng giám sát,...

5.2. Danh mục đầu tư của quỹ

Trước khi mua chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về danh mục đầu tư và mức phân bổ tỷ trọng cổ phiếu trong nhóm ngành. Từ đó tự đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của bản thân hay không.

Ví dụ: Quỹ đầu tư A chủ yếu đầu tư vào danh mục cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và thanh khoản tốt. Quỹ đơn từ B chủ yếu đầu tư vào danh mục cổ phiếu có giá trị vốn hóa vừa và tiềm năng tăng trưởng cao.

5.3. Giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng (NAV) là số tiền mà nhà đầu tư cần bỏ ra để sở hữu một đơn vị chứng chỉ quỹ phát hành. Đây là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư, cũng là cơ sở để quyết định đầu tư (mua/bán) chứng chỉ quỹ hiệu quả hoặc không.

Ví dụ: Khi đầu tư vào quỹ cân bằng, các chuyên gia tài chính sẽ phân bổ danh mục đầu tư là 40.000 VNĐ cổ phiếu, 40.000 VNĐ trái phiếu, 22.000 VNĐ tiền gửi ngân hàng. Khi đó tổng tài sản của quỹ là 102.000 VNĐ.

Tuy nhiên khi đầu tư quỹ mở, nhà đầu tư sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định bao gồm phí giao dịch và phí quản lý quỹ (thường là 2%). Giả sử tổng chi phí nhà đầu tư cần trả cho quỹ là 2.000 VNĐ.

Giá trị tài sản ròng của quỹ là 102.000 - 2.000 = 100.000 VNĐ. Nếu quỹ mở phát hành 10 CCQ thì giá trị tài sản ròng để sở hữu 1 CCQ là 100.000 / 10 = 10.000 VNĐ

5.4. Nên đầu tư chứng chỉ quỹ trung và dài hạn

Nhiều chuyên gia tài chính khuyên các nhà đầu tư nên nắm giữ chứng chỉ quỹ theo mốc thời gian trung và dài hạn để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Đặc biệt khi nhà đầu tư, sẽ phải chịu một khoản chi phí quản lý nhất định tại các công ty quỹ mở.

Thực tế, phần lớn các công ty quản lý quỹ sẽ phân bổ tỷ trọng nhiều cho kênh đầu tư cổ phiếu. Do đó, đầu tư quỹ mở sẽ không phù hợp cho những nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng.

thebank_chungchiquylagi_1_1716865166Nhà đầu tư nên nắm giữ chứng chỉ quỹ dài hạn để gia tăng tỷ suất lợi nhuận

Một số câu hỏi thường gặp khi mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất chứng chỉ quỹ là bao nhiêu?

Tại thị trường Việt Nam, tiềm năng về lãi suất chứng chỉ quỹ sẽ dao động từ 7 - 20%/năm. Thực tế, đây là con số tương đối ấn tượng so với kênh gửi tiết kiệm truyền thống với mức lãi suất khoảng 5 - 8,5%/năm.

Kỳ hạn của chứng chỉ quỹ là bao lâu?

Chứng chỉ quỹ không xác định kỳ hạn. Do đó, nếu nhà đầu tư nhận thấy quỹ đầu tư không hiệu quả thì hoàn toàn có thể rút vốn để lựa chọn các sản phẩm đầu tư khác.

Số tiền tối thiểu khi mua chứng chỉ quỹ là bao nhiêu?

Hiện nay, số tiền tối thiểu để mua một chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng. Với một chứng chỉ quỹ này, nhà đầu tư có thể tiếp cận đến đa dạng nhóm ngành trong một danh mục đầu tư. Ví dụ, khi mua một mã cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ chỉ góp vốn là một doanh nghiệp. Trong khi đó, mua một chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư có thể tiếp cận đến đa dạng nhóm ngành.

Chứng chỉ quỹ có niêm yết trên sàn chứng khoán không?

Chứng chỉ quỹ mở không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư có thể giao dịch tại các đại lý phân phối được chỉ định của Quỹ.

Chứng chỉ quỹ phù hợp với ai?

Đầu tư chứng chỉ quỹ được coi là kênh đầu tư tương đối phù hợp với những nhà đầu tư như:

  • Muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư với số vốn nhỏ và chi phí thấp.
  • Muốn có sản phẩm đầu tư kỷ luật, tiện lợi và được quản lý bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
  • Nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và thời gian trên thị trường chứng khoán.

Trên đây là những thông tin giúp nhà đầu tư mới có thể hiểu hơn về chứng chỉ quỹ đầu tư là gì. Dù không phải là kênh đầu tư mới nhưng quỹ mở vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả cho những nhà đầu tư không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và thời gian trên thị trường tài chính.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (3 lượt)

4,5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *