Chứng khoán cơ sở là gì? Khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Mục lục [Ẩn]
Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, và phải thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30. Chứng khoán cơ sở sẽ phải đáp ứng điều kiện khắt khe của Ủy ban chứng khoán Việt Nam, bao gồm: giá trị vốn hóa, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh, chứng chỉ quỹ ETF niêm yết.
Thực tế, chứng khoán cơ sở là loại chứng khoán có giá trị thực, do đó được sử dụng làm nền tảng để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,...
Ví dụ: Chứng khoán cơ sở là các mã cổ phiếu đang được niêm yết trên rổ VN30 như: ACB, FPT, SSI, MBB, MWG,...
Các mã cổ phiếu trong rổ VN30
Đặc điểm của thị trường chứng khoán cơ sở
- Tính thanh khoản cao: Chứng khoán được giao dịch trên sàn giao dịch, do đó có thể dễ dàng mua bán, chuyển đổi thành tiền mặt.
- Tính minh bạch: Thông tin về giá cả, khối lượng giao dịch được công bố thường xuyên, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
- Tính biến động: Giá cả chứng khoán có thể biến động mạnh mẽ do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, doanh nghiệp, thị trường,...
- Tính rủi ro cao: Do giá cả biến động mạnh, nhà đầu tư có thể mất tiền nếu đầu tư không hiệu quả.
- Cơ hội sinh lời cao: Nếu đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao từ thị trường chứng khoán.
- Thời gian nắm giữ: Thời gian nắm giữ chứng khoán cơ sở là không giới hạn. Lưu ý, sau khi thực hiện thành công lệnh mua, nhà đầu tư sẽ chỉ giao dịch bán chứng khoán sau ngày T + 2,5. Ví dụ, thứ 3 (ngày 07/05) mua 100 cổ phiếu MWG thì phiên giao dịch chiều thứ 5 (ngày 09/05) nhà đầu tư mới có thể thực hiện lệnh bán.
Chứng khoán cơ sở có tính thanh khoản cao, tiềm năng sinh lời lớn
Cách thức giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở
3.1. Nhân tố tham gia trên thị trường cơ sở
Doanh nghiệp phát hành: Đây là đơn vị cần huy động vốn để phát triển hoạt động kinh doanh.
Nhà đầu tư: Mục đích chính của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường cơ sở là tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay, 3 dạng nhà đầu tư chính bao gồm: nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty chứng khoán: Đây là đơn vị trung gian, kết nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.
Cơ quan quản lý: Cơ quan đảm bảo những người tham gia tuân thủ các quy định trong thị trường này.
3.2. Cách thức hoạt động trên thị trường cơ sở
Doanh nghiệp chào bán: Doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và lọt vào rổ VN30 hoặc HNX30. Trong đó, VN30 và HNX30 lần lượt là 2 rổ chứa mã cổ phiếu của 30 doanh nghiệp uy tín và có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn (VN30 là trên sàn chứng khoán Việt Nam và HNX30 là sàn chứng khoán Hà Nội).
Giao dịch mua bán: Nhà đầu tư tiến hành giao dịch mua bán cổ phiếu trên sàn thông qua việc đặt lệnh giao dịch tại các công ty chứng khoán. Sau khi hoàn tất việc đặt lệnh, công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ gửi lệnh lên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam để thực hiện khớp lệnh.
Sự khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Bảng so sánh chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh:
So sánh chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Hướng dẫn giao dịch chứng khoán cơ sở
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán uy tín như: VPS, SSI, VND, DNSE,...
Nhà đầu tư cần chuẩn bị các giấy tờ để tiến hành mở tài khoản: CMND/CCCD còn hiệu lực.
Bước 2: Nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản thông qua kênh kết nối với công ty chứng khoán.
Bước 3: Mua chứng khoán cơ sở thông qua việc phân tích và lựa chọn cổ phiếu trong rổ VN30 hoặc HNX30.
Bước 4: Sau khi lựa đặt giá và khối lượng muốn mua, lệnh sẽ được gửi lên sàn để thực hiện khớp lệnh.
Bước 5: Khi khớp lệnh thành công, nhà đầu tư sẽ chính thức sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu sẽ chỉ thực hiện giao dịch bán từ ngày T + 2,5.
Một số câu hỏi thường gặp trên thị trường chứng khoán cơ sở
Phí giao dịch chứng khoán có sở là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào mỗi công ty chứng khoán mà mức phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ có sự khác nhau. Hiện nay, mức phí giao dịch chứng khoán cơ sở tại các đơn trung gian đang dao động từ 0,1 - 0,35% giá trị giao dịch.
Thị trường chứng khoán cơ sở là gì? Giao dịch chứng khoán cơ sở là gì?
Thị trường chứng khoán cơ sở là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi các tài sản chứng khoán có giá trị thực như: cổ phiếu, trái phiếu,...
Cổ phiếu cơ sở là gì?
Cổ phiếu cơ sở là mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn VN30 hoặc HNX30.
Đầu tư chứng khoán cơ sở cần bao nhiêu tiền?
Đầu tư chứng khoán cơ sở sẽ không yêu cầu một số tiền nhất định. Thực tế, với một khoản vốn nhỏ là bạn đã có thể bắt đầu tham gia thị trường. Ví dụ: Mức giá 1 cổ phiếu SSI trong rổ VN30 đang là 35.650 VNĐ.
Đầu tư chứng khoán cơ sở có được hưởng cổ tức?
Việc chi trả cổ tức cho nhà đầu tư hàng năm là điều không bắt buộc đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Bởi lẽ, việc chi trả cổ tức hay không sẽ còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hàng năm. Thực tế, bên cạnh lợi nhuận nhận được từ tiềm năng sinh lời từ chênh lệch thị giá cổ phiếu, chi trả cổ tức hàng năm mang tính chất giữ chân nhà đầu tư tiếp tục ở lại với doanh nghiệp.
Chứng khoán cơ sở là công cụ tài chính được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn để sinh lời. Đây cũng là nền tảng cho các loại chứng khoán phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,... Do đó, việc hiểu khái niệm “chứng khoán cơ sở là gì” và trang bị kỹ năng đầu tư là điều vô cùng quan trọng trước khi bước vào thị trường chứng khoán.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất