avatart

khach

icon

Chỉ số RSI là gì? Áp dụng trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu như thế nào?

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Chỉ số RSI là một trong những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chứng khoán và được nhiều nhà phân tích áp dụng. Vậy RSI là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) là một chỉ báo trong phân tích kĩ thuật chứng khoán, dùng để đo sức mạnh tương đối của một loại chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 14 ngày).

RSI là một công cụ đo dao động với biên trên và biên dưới dao động trong khoảng 0-100 (Mức trung bình là 50).

Xem thêm: Chứng khoán là gì? Những điều bạn cần biết về thị trường chứng khoán.

Cách tính toán RSI

RSI chỉ ra mối quan hệ giữa sức tăng và giảm giá của một cổ phiếu trong một thời kỳ xác định (14 ngày) bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm, theo công thức:

RSI = 100 – 100/(1 + RS)
Với RS = Giá trung bình các phiên tăng trong n phiên/Giá trung bình các phiên giảm trong n phiên (thông thường n = 14). 

thebank_chisorsi_1571974361Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩ của RSI?

Ý nghĩa của RSI

RSI xác định tương quan sức mạnh giữa bên mua và bên bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và giảm giá vào RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0-100 với giá trị 50 của là giá trị trung bình mà tại đây sức mua và bán ngang bằng nhau.

RSI lớn hơn 50 và càng lớn phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán. Ngược lại, RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua.

RSI có hai ngưỡng quá mua và quá bán là 70 và 30 (hoặc 80 và 20 tùy theo người phân tích). Nếu RSI lớn hơn 70 thì cổ phiếu ở trạng thái quá mua với sự áp đảo của phe mua. Trái lại, RSI nhỏ hơn 30 thì cổ phiếu đang ở ngưỡng quá bán với phe bán áp đảo.

Xem thêm: Tìm hiểu về chỉ báo Stochastic trong phân tích cổ phiếu

Cách mua bán chứng khoán dựa theo RSI

Giao dịch theo đường chỉ báo RSI

Dựa vào chỉ số RSI, nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu khi đường RSI tiến tới các vùng quá mua hoặc quá bán. Theo đó:

  • Khi đường RSI vượt qua ngưỡng quá mua và sau đó đi xuống là tín hiệu bán ra của cổ phiếu khi lực cầu có dấu hiệu tạo đỉnh và đi xuống.
  • Khi đường RSI xuống dưới ngưỡng quá bán và sau đó đi lên là tín hiệu mua vào của cổ phiếu khi lực cầu bắt đầu có dấu hiệu tăng.
  • Ngoài ra, tại ngưỡng trung bình 50, nhà đầu có thể thực hiện giao dịch cổ phiếu bằng cách mua vào khi RSI vượt trên 50 hoặc bán ra khi RSI xuống dưới 50.

Xem thêm: Chỉ báo MACD - Cách áp dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán

thebank_cachsudungrsi_1571974880Sử dụng RSI trong phân tích cổ phiếu như nào?

Giao dịch theo tín hiệu phân kỳ

Sự phân kỳ trong phân tích kỹ thuật là việc trái ngược giữa đường giá và đường chỉ báo. Theo đó, khi đường giá cổ phiếu có đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng đường RSI lại có xu hướng đáy mới cao hơn mức đáy trước đó sẽ là hiện tượng phân kỳ dương và giá cổ phiếu có thể tăng (bắt đáy cổ phiếu).

Ở chiều ngược lại, khi đường giá cổ phiếu đạt đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng đường RSI có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước sẽ là hiện tượng phân kỳ âm và giá cổ phiếu có thể giảm (tín hiệu bán ra khi cổ phiếu tại đỉnh).

Xem thêm: Tìm hiểu về Bollinger Band - Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn với đường chỉ số RSI trong phân tích đầu tư chứng khoán. Nếu có các vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *