Top 5 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho sinh viên hiện nay
Mục lục [Ẩn]
Thẻ tín dụng dành cho sinh viên là sản phẩm thẻ phát hành riêng cho đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng năm 3. Thẻ tín dụng sinh viên có nhiều tiện ích và ưu đãi dành cho sinh viên, giúp các bạn sinh viên chủ động hơn trong vấn đề tài chính, không cần phải lo lắng về học phí trong suốt khóa học vì đã được ngân hàng phát hành thẻ hỗ trợ một phần chi phí trả trước. Ngoài ra, sinh viên có thể tận dụng chi phí còn lại cho các sinh hoạt cá nhân hoặc nhu cầu phát sinh.
Sinh viên có mở thẻ tín dụng được không?
Hiện nay, một số ngân hàng không chỉ mở thẻ tín dụng cho những người đi làm, có thu nhập ổn định, ngay cả đối tượng sinh viên cũng có thể sở hữu cho mình 1 chiếc thẻ tín dụng. Bởi đây là đối tượng có nhu cầu chi phí sinh hoạt cho các mục đích như đóng tiền học, ốm đau và các chi phí phát sinh khác.
Tuy nhiên, thẻ tín dụng cho sinh viên thường bị giới hạn hạn mức tín dụng, chỉ từ 3 đến 6 triệu đồng. Nhưng với số tiền này cũng phần nào có thể giúp bạn thoát khỏi những khó khăn trong tài chính.
Để biết được sinh viên nên mở loại thẻ nào phù hợp với nhu cầu cũng như đủ điều kiện phát hành thẻ, bạn xem tại đây
Điều kiện
- Là sinh viên từ năm 3 của các trường đại học (Có những ngân hàng khi làm thẻ tín dụng cho sinh viên có giới hạn một vài trường đại học).
- Bạn là sinh viên đi làm thêm có tổng thu nhập chuyển khoản ổn định từ 4,5 triệu đồng hoặc sở hữu ít nhất một chiếc xe máy chính chủ
- Điểm học tập phải trên 7,0 trở lên.
Tuy nhiên tùy thuộc mỗi ngân hàng điều kiện làm thẻ tín dụng cho sinh viên sẽ khác nhau. Bạn có thể gọi điện lên tổng đài để được tư vấn cụ thể nhất.
Thủ tục làm thẻ tín dụng cho sinh viên
- CMND hoặc hộ chiếu bản photo (kèm bản gốc để chứng minh).
- Bản photo sổ hộ khẩu
- Bảng lương sao kê, bản sao hợp đồng làm việc
- Bảng điểm photo, có chứng nhận của trường đại học nơi đang theo học
- Giấy đăng ký xe máy sinh viên đứng tên chính chủ
- Giấy đề nghị phát hành thẻ. Giấy này sẽ được nhân viên ngân hàng đưa cho bạn khi bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng.
Đáp ứng các điều kiện và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch của các ngân hàng có mở thẻ tín dụng sẽ được hướng dẫn cụ thể.
Trong trường hợp bạn không đáp ứng đủ điều kiện mở thẻ tín dụng, bạn có thể nhờ người uy tín hỗ trợ (bố mẹ hoặc anh chị trong gia đình), đứng ra giúp bạn làm thẻ tín dụng. Sau đó người này sẽ yêu cầu ngân hàng mở thêm thẻ phụ cho bạn sử dụng, thẻ phụ có chức năng và hạn mức tín dụng tương tự thẻ chính.
Ngân hàng mở thẻ tín dụng cho sinh viên
Hiện nay có một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho sinh viên như ngân hàng Vietcombank, VPBank, MBBank, TPBank... với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho chủ thẻ.
Ngân hàng HDBank
Thẻ tín dụng HDBank Best Friend Forever có hạn mức tín dụng lên đến 10 triệu đồng với thời gian miễn lãi lên đến 45 ngày. HDBank Best Friend Forever được thiết kế toàn bảo mật với chip EMV, công nghệ xác thực thanh toán 3D – Secure. Sử dụng HDBank Best Friend Forever sẽ giúp các bạn dễ dàng quản lý và kiểm soát chi tiêu với bảng sao kê giao dịch hàng tháng và dịch vụ SMS Banking.
Ưu đãi
- Tích 1 điểm thưởng Skyjoy cho mỗi 100,000 VNĐ doanh thu giao dịch nội địa.
- Tích 5 điểm thưởng Skyjoy cho mỗi 100,000 VNĐ doanh thu giao dịch quốc tế.
- Tận hưởng đến 50% ưu đãi từ “Happy Zone” như di chuyển, ẩm thực, du lịch, học tập, giải trí,...
- Trả góp lãi suất 0% điện thoại, điện máy, mua sắm, trang sức, du lịch,...
Điều kiện mở thẻ tín dụng sinh viên tại HDBank
-
Cần có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
-
Có hộ khẩu/ Giấy xác nhận tạm trú.
-
Có thẻ sinh viên/ Giấy chứng nhận của trường (Bản chính)/ Thẻ BHYT có mã số HS/SV.
-
Bảng điểm do trường xác nhận (bản chính)/ Hình chụp thông tin từ website của trường/ sổ liên lạc hoặc chứng từ khách của trường thể hiện điểm số...
Ngân hàng MBBank
Một gợi ý về thẻ tín dụng dành cho sinh viên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đó là thẻ tín dụng MB Modern Youth thuộc ngân hàng MBBank. Đây là dòng thẻ do ngân hàng MBBank phát hành nhắm đến đối tượng sinh viên trên toàn quốc, giúp cho việc chi tiêu trong mua sắm, sinh hoạt được tốt với hạn mức cao.
Điều kiện mở thẻ:
- Cần chứng minh mình đang học tại trường Đại học
- Có thẻ sinh viên
- Có nền tảng kinh tế của gia đình vững chắc, yêu cầu về công việc và thu nhập của phụ huynh.
Một số ưu đãi thẻ tín dụng MB Moderm Youth:
- Miễn phí phát hành và phí thường niên thẻ
- Được mua sắm trả góp 0% tại hơn 1.000 điểm mua sắm
- Được tặng bảo hiểm thanh toán khi sử dụng thẻ
- Quản lý thẻ trên ứng dụng MBBank
- Thanh toán bằng QRPay nhanh chóng
Khi đăng ký mở thẻ tín dụng MB Moderm Youth, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức mở đó là: Thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử MBBank hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch để mở thẻ.
Ngân hàng VPBank
VPBank cũng là một ngân hàng mở thẻ tín dụng cho sinh viên với thủ tục vô cùng đơn giản. Theo đó, để sở hữu chiếc thẻ tín dụng MasterCard MC2, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Là sinh viên năm thứ 3 tại các trường đại học, tuổi từ 18 trở lên
- Có điểm trung bình từ 7,0 trở lên
- Có sở hữu một chiếc xe máy
Khi đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn sẽ được miễn phí thường niên năm đầu và các dịch vụ tiện ích giống với những loại thẻ tín dụng khác của VPBank. Dễ dàng thanh toán mua sắm tại nhiều điểm giao dịch trong nước và hơn 220 quốc gia trên toàn thế giới.
Ngân hàng TPBank
Thẻ tín dụng TPBank Visa FreeGo được thiết kế trẻ trung, sáng tạo với hạn mức tín dụng linh hoạt phù hợp với nhu cầu chi tiêu của nhiều đối tượng khách hàng. Ngay cả các bạn sinh viên cũng có cơ hội trải nghiệm TPBank Visa FreeGo để tự quản lý chi tiêu, dần “làm chủ” tài chính và tận hưởng vô vàn tiện ích, ưu đãi.
Điều kiện mở thẻ tín dụng sinh viên tại TPBank
- Trường đại học của bạn trong danh sách được TPBank lựa chọn (Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện Báo Chí Tuyên Truyền, Đại học Thương mại, Đại học FPT, ĐH Thăng Long, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Ngân hàng...)
- Bạn có thành tích học tập từ mức GPA 5,5 (với thang điểm 10) và 2,0 (với thang điểm 4)
- Cung cấp giấy tờ tùy thân theo quy định
Nếu đáp ứng đủ những điều kiện trên thì bạn có thể sở hữu chiếc thẻ tín dụng có hạn mức từ 3 đến 5 triệu đồng tại ngân hàng TPBank.
Ngân hàng Vietcombank
Vietcombank là một trong những "ông lớn" ngành ngân hàng phát hành thẻ sinh viên tích hợp thẻ ngân hàng. Đây là dòng thẻ kết hợp hoàn hảo giữa thẻ ghi nợ nội địa và thẻ sinh viên mang đến nhiều tiện ích hấp dẫn cho các bạn sinh viên đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Chiếc thẻ tích hợp nhiều tính năng không chỉ tiện dụng trong rút tiền, thanh toán mua sắm mà còn phục vụ các hoạt động tại trường của sinh viên mà mang lại nhiều lợi ích như:
- Vừa là thẻ sinh viên, vừa là thẻ ngân hàng, giúp cho sinh viên dễ dàng ra vào trường học, thư viện và thanh toán học phí một cách tiện lợi.
- Miễn phí mở thẻ cho sinh viên
- Giữ tiền an toàn, không cần mang nhiều tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày.
- Rút tiền miễn phí tại các máy rút tiền tự động của Vietcombank.
- Hưởng lãi không kỳ hạn trên số dư tài khoản của khách hàng
Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng sinh viên
Vì là đối tượng có thu nhập không ổn định nên khi sử dụng thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần lưu ý những điểm sau:
-
Sử dụng một cách có trách nhiệm: Thẻ tín dụng cung cấp sự linh hoạt trong việc thanh toán và mua sắm, nhưng cần nhớ sử dụng một cách có trách nhiệm. Hãy đảm bảo chỉ sử dụng thẻ để chi tiêu trong phạm vi ngân sách của bạn có và không vượt quá khả năng thanh toán.
-
Theo dõi số dư và ghi chép: Hãy luôn theo dõi và ghi chép các giao dịch. Sử dụng ứng dụng ngân hàng, hệ thống internet banking hoặc hóa đơn thẻ tín dụng để kiểm tra và giám sát các giao dịch của bạn. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng không có giao dịch nào bất thường và bạn có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả.
-
Bảo vệ thông tin thẻ: Đảm bảo rằng bạn bảo vệ thông tin thẻ tín dụng của mình một cách an toàn. Không chia sẻ số thẻ, mã bảo mật, hay thông tin cá nhân liên quan với bất kỳ ai. Để tránh việc lạm dụng thẻ, hãy chỉ sử dụng thẻ tín dụng trên các trang web và địa điểm mua sắm đáng tin cậy.
-
Đặt ngưỡng chi tiêu: Nếu bạn có xu hướng chi tiêu quá mức, hãy đặt ngưỡng chi tiêu trên thẻ của mình. Điều này giúp bạn kiểm soát và hạn chế số tiền bạn có thể chi tiêu trên thẻ tín dụng, ngăn chặn việc vượt quá ngân sách.
-
Lựa chọn thẻ tín dụng phù hợp: Bạn nên tham khảo và lựa ngân hàng phát hành thẻ phù hợp, đặc biệt cân nhắc đến chương trình ưu đãi về lãi suất, chương trình giảm giá hay khuyến mãi.
-
Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn: Việc thanh toán đúng hạn sẽ giúp cho điểm tín dụng của bạn được tốt và điều này đặc biệt có lợi nếu sau khi ra trường có việc ổn định, bạn có thể mở thẻ tín dụng có hạn mức cao hơn.
Sở hữu 1 chiếc thẻ tín dụng giúp các bạn sinh viên thuận tiện hơn khi thanh toán cũng như sử dụng trong tình huống khẩn cấp là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt, các bạn sinh viên nên cẩn trọng khi sử dụng thẻ tín dụng tránh gặp trường hợp mất kiểm soát chi tiêu dẫn đến không thanh toán được dư nợ cho ngân hàng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất