avatart

khach

icon

Thu hồi nợ - Hành trình đầy gian nan của doanh nghiệp, ngân hàng

Kiến thức vay vốn

- 13/05/2020

0

Kiến thức vay vốn

13/05/2020

0

Thu hồi nợ là công việc đầy “gian nan” đối với bất cứ một doanh nghiệp nào đặc biệt là các ngân hàng hiện nay. Vậy làm thế nào để có thể thu hồi được toàn bộ số nợ của khách hàng? Tìm hiểu bài viết sau để có những thông tin cụ thể nhất về quy trình thu hồi nợ của ngân hàng hiện nay.

Mục lục [Ẩn]

Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của kinh tế xã hội đồng nghĩa với việc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, công ty trên thị trường. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, rủi ro càng dễ xảy ra đặc biệt trong vấn đề thu hồi nợ. Nó quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo hạn chế rủi ro lớn nhất cũng như tối đa hóa lợi nhuận, việc thu hồi nợ từ khách hàng mỗi kỳ đúng hạn là điều vô cùng cần thiết.

Thu hồi nợ là gì?

Thu hồi nợ là yêu cầu khách hàng (phía mua hàng) thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp được coi là ổn định là việc có doanh thu lớn và không nợ quá hạn và không bị doanh nghiệp nào đó chiếm dụng vốn quá thời gian quy định. Trên thực tế, các doanh nghiệp đều muốn chiếm dụng vốn  của doanh nghiệp khác càng lâu, càng có lợi cho mình, bằng chứng là hầu hết các doanh nghiệp bị phá sản bởi không thể thanh toán được các khoản nợ, hoặc không thể thanh khoản các khoản nợ của khách nợ quá hạn.

Do đó, thu hồi nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể chỉ ra được 3 ý nghĩa quan trọng sau:

  • Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, cá nhân.
  • Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân.
  • Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

thebank_unnamed_3_1589352276

Thu hồi nợ là gì?

Quy trình thu hồi nợ ngân hàng

Đối với các ngân hàng hiện nay, tùy vào quy định của mỗi nơi sẽ có điều khoản rõ ràng và khác nhau về việc thu hồi nợ khác nhau. Thông thường ở ngân hàng, tình hình nợ của khách hàng sẽ được phân thành 5 cấp với 5 mức độ khác nhau như sau:

  • Nợ đủ tiêu chuẩn (thời gian quá hạn từ 0 tới 9 ngày).
  • Nợ cần chú ý (từ 10 tới 29 ngày).
  • Nợ dưới tiêu chuẩn (từ 30 tới 39 ngày).
  • Nợ nghi ngờ (90 tới 179 ngày).
  • Nợ có thể bị mất vốn (lớn hơn 180 ngày).
  • Từ các mức độ nợ các ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa có dấu hiệu thanh toán, bên phía ngân hàng sẽ có nhân viên liên hệ tới người vay để thông báo, nhắc nhở họ về món nợ phải trả. Lúc này, người vay có thể nêu tình hình khó khăn của bản thân và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn.

Không đòi được nợ trở thành nợ xấu cho các ngân hàng

Không đòi được nợ trở thành nợ xấu cho các ngân hàng

Nếu bên vay không có ý định thanh toán, vẫn để nợ xấu tiếp tục bị quá hạn, ngân hàng sẽ gọi điện thông báo lần nữa, không chỉ tới người vay, mà còn gửi thông báo tới công ty khách hàng đang công tác nhờ hỗ trợ giúp đòi nợ.

Nếu khách hàng cố tình và không có thái độ hợp tác trả nợ, nhiều ngân hàng sẽ lựa chọn phương thức kết hợp với bên đòi nợ thứ 3, chuyển việc đòi nợ đó qua để thực hiện thu hồi nợ giúp.

Trường hợp cuối cùng thì bắt buộc ngân hàng sẽ phải làm đơn kiện thu hồi nợ khách hàng theo pháp luật quy định.

Đối với những cá nhân, doanh nghiệp nợ quá hạn và chưa hoặc không thanh toán các khoản vay đều sẽ có trong “ sổ đen” tại trung tâm tín dụng CIC của ngân hàng làm ảnh hưởng tới uy tín bản thân và điểm tín dụng, gây khó khăn và khó có thể vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào nữa.

Tìm hiểu thêm về trung tâm tín dụng CIC để nắm được khái niệm, thông tin về nợ xấu cũng như trả lời cho câu hỏi: Rơi vào nợ xấu có vay vốn được không? từ đó giúp bạn cẩn trọng hơn khi vay vốn để tránh gặp phải tình trạng nợ xấu ngân hàng.

Thu hồi nợ là công việc vô cùng quan trọng không chỉ với cá nhân mà còn với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì vậy đây là vấn đề luôn phải thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ bởi việc kiểm soát chúng sẽ đảm bảo được tình hình tài chính cho, thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, bản thân. Nếu còn bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ TheBank để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *