avatart

khach

icon

Điều cần biết về thư tín dụng có thể chuyển nhượng trong nền kinh tế hội nhập

Kiến thức vay vốn

- 27/09/2022

0

Kiến thức vay vốn

27/09/2022

0

Thư tín dụng có thể chuyển nhượng giúp nhà Xuất khẩu, hay còn gọi là đối tác trung gian tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình và chỉ có thể tiến hành một lần duy nhất.

Mục lục [Ẩn]

Thư tín dụng có thể chuyển nhượng là gì?

Thư tín dụng (L/C) có thể chuyển nhượng với tên gọi tiếng Anh là Irrevocable Transferable L/C là loại L/C không thể hủy ngang mà không có sự thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận nếu có và người thụ hưởng. Nếu có sự thỏa thuận khác vào lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí như hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí xảy ra liên quan đến việc chuyển nhượng là do người thụ hưởng thứ nhất thanh toán.

Theo đó, người thụ hưởng thứ nhất (First Beneficiary) có quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng gốc (Prime L/C) cho người thụ hưởng thứ hai (Second Beneficiary).

Xem ngay: Thư tín dụng – Một phương thức thanh toán an toàn trong ngành xuất nhập khẩu.

Người thụ hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C gốc

Người thụ hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C gốc

Theo điều 38 UCP 600 quy định rõ ràng là “có thể chuyển nhượng” và có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng phần cho người thụ hưởng khác (“người thụ hưởng thứ hai”) theo yêu cầu của người thụ hưởng (“thứ nhất”).

Ngân hàng chuyển nhượng là một ngân hàng chỉ định để tiến hành chuyển nhượng L/C hoặc, trong trường hợp L/C có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào, thì nó là một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng L/C. Hơn nữa, ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng Thư tín dụng, trừ khi ngân hàng đó đồng ý một cách rõ ràng về mức độ và cách chuyển nhượng.

Vay tín chấp - Hình thức vay vốn an toàn và uy tín

9 nội dung cần biết về thư tín dụng có thể chuyển nhượng

1. Một Thư tín dụng có thể được chuyển nhượng từng phần cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, miễn là Thư tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần.

2. L/C chuyển nhượng không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ hai cho bất cứ người thụ hưởng kế tiếp nào. Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là người thụ hưởng tiếp theo.

3. Mọi yêu cầu chuyển nhượng phải ghi rõ sự cần thiết và điều kiện sửa đổi để có thể thông báo cho ngời thụ hưởng thứ hai. Thư tín dụng được chuyển nhượng phải quy định rõ những điều kiện này.

4. Nếu L/C chuyển nhượng được chuyển nhượng cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, thì việc từ chối sửa đổi của một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai không làm mất giá trị chấp nhận đối với bất cứ những người thụ hưởng thứ hai khác, và L/C chuyển nhượng vẫn được sửa đổi một cách thông thường. Đối với bất cứ người thụ hưởng thứ hai nào đã từ chối sửa đổi, thì Thư tín dụng chuyển nhượng vẫn giữ nguyên, không sửa đổi.

5. Thư tín dụng đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng, bao gồm cả xác nhận nếu có, trừ những thông tin sau đây:

  • Số tiền của Thư tín dụng
  • Đơn giá nêu trong L/C có thể chuyển nhượng
  • Ngày hết hạn hiệu lực
  • Thời hạn xuất trình chứng từ, hoặc ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn giao hàng
  • Bất cứ hoặc tất cả các loại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi.

6. Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của mình nếu có, bằng hóa đơn và hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai nhưng số tiền không được vượt quá số tiền quy định trong L/C. Bên cạnh đó, khi thay thế chứng từ như thế, người thụ hưởng thứ nhất có thể đòi tiền theo Thư tín dụng số tiền chênh lệch nếu có, giữa hóa đơn của mình với hóa đơn của người thụ hưởng thứ hai.

7. Nếu người thụ hưởng thứ nhất phải xuất trình hóa đơn và hối phiếu của mình trong những trường hợp cần thiết, nhưng không thực hiện ngay khi có yêu cầu đầu tiên, hoặc nếu các hóa đơn xuất trình của nguời thụ hưởng thứ nhất có sự khác biệt mà trong xuất trình của người thụ hưởng thứ hai không có và người thụ hưởng thứ nhất không sửa chữa chúng trong lần yêu cầu đầu tiên, ngân hàng chuyển nhượng có quyền xuất trình chứng từ như đã nhận được từ người thụ hưởng thứ hai cho ngân hàng phát hành mà không chịu trách nhiệm gì thêm đối với người thụ hưởng thứ nhất.

8. Người thụ hưởng thứ nhất trong yêu cầu chuyển nhượng của mình, có thể quy định rằng việc thanh toán hay chiết khấu phải được thực hiện cho người thụ hưởng thứ hai tại nơi mà L/C đã được chuyển nhượng, cho đến khi và bao gồm cả ngày L/C hết hiệu lực.

9. Việc xuất trình chứng từ của hoặc thay mặt người thụ hưởng thứ hai phải được thực hiện tới ngân hàng chuyển nhượng.

Khó có thể bỏ qua những lợi ích tuyệt vời của thư tín dụng.

9 điều quan trọng cần biết về thư tín dụng có thể chuyển nhượng

9 điều quan trọng cần biết về thư tín dụng có thể chuyển nhượng

Nhìn chung với nhiều ưu điểm nổi bật, thư tín dụng có thể chuyển nhượng hiện đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp lớn nhỏ tại nước ta. Vì thế, các ngân hàng trong nước cần tích cực hơn, nghiên cứu nhiều hơn để có thể áp dụng đa dạng hóa sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp bắt kịp với hoạt động thanh toán trên thế giới.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *