Có những loại phí quản lý tài khoản ngân hàng nào?
Mục lục [Ẩn]
Với thông tin Vietcombank tăng phí quản lý tài khoản ngân hàng vào tháng 1/2018 đã đẩy mạnh mối quan tâm của người dân Việt Nam về chi phí sử dụng tại các ngân hàng, khi mà nhu cầu sử dụng dịch vụ tiết kiệm và thanh toán là một nhu cầu thiết yếu ngày nay.
Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì?
Phí quản lý tài khoản ngân hàng là các khoản phí khách hàng sử dụng các loại hình thanh toán của ngân hàng phải trả.
Ngân hàng hiện nay cung cấp 2 loại hình dịch vụ đặc thù chính: tín dụng và thanh toán. Với tín dụng, chúng ta sẽ quan tâm đến “lãi suất” liên quan tới các khoản vay và thanh toán sẽ là “phí quản lý tài khoản ngân hàng” liên quan tới các sản phẩm thẻ thanh toán.
Phân biệt phí quản lý tài khoản ngân hàng và phí thường niên
Khách hàng cần đặc biệt lưu ý phân biệt giữa “phí quản lý tài khoản ngân hàng” và “phí thường niên”. Cụ thể như sau:
- Phí thường niên: Áp dụng cho thẻ tín dụng, được tính theo năm.
- Phí quản lý tài khoản ngân hàng: Áp dụng cho thẻ thanh toán qua tài khoản ngân hàng, tính phí theo tháng.
Cần phân biệt thật kỹ các loại phí quản lý tài khoản ngân hàng
Các loại phí quản lý tài khoản ngân hàng
Theo quy định của các ngân hàng thương mại hiện nay, phí quản lý tài khoản ngân hàng gồm có các loại sau:
- Phí duy trì tài khoản: Là khoản phí để duy trì tài khoản của bạn trong hệ thống, ngay từ khi đăng ký tài khoản, ngân hàng đã bắt đầu thu phí.
- Phí SMS Banking: Là khoản phí hàng tháng khi khách hàng đăng ký sử dụng SMS Banking - có nhiệm vụ thông báo các giao dịch cho chủ tài khoản bằng SMS.
- Phí Mobile Banking/Internet Banking: Là khoản phí hàng tháng khi khách hàng đăng ký sử dụng Mobile Banking/Internet Banking - giao dịch thông qua Internet.
Bạn đã biết: Các khoản phí của ngân hàng thương mại.
Phí quản lý tài khoản một số ngân hàng tại Việt Nam
Để hiểu rõ cũng như nắm được các mức phí quản lý tài khoản, các bạn có thể tham khảo phí quản lý tài khoản của các ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay dưới đây:
Ngân hàng | Phí duy trì tài khoản | Phí SMS Banking | Phí Mobile Banking/Internet Banking |
Vietcombank |
2.000 | 10.000 |
10.000 Miễn phí nếu trong tháng không phát sinh giao dịch |
BIDV | 26.400 VNĐ/năm | 8.000 | Miễn phí |
VietinBank | Miễn phí | 8.000 | 8.000 |
Agribank | 2.000 | N/A | N/A |
MBBank |
8.000 (Miễn phí nếu số dư bình quân > 2 triệu VNĐ/tháng) |
N/A | 100.000 VNĐ/năm |
TPBank | 5.000 | 11.000 | 10.000 |
VPBank | 10.000 | 9.000 | 4.000 |
VIB | Miễn phí | 10.000 | Miễn phí |
(Đơn vị: VNĐ/tháng)
(Phí chưa bao gồm 10% VAT)
Bảng thống kê trên cho chúng ta thấy, sự khác nhau về phí quản lý tài khoản của các ngân hàng thương mại. Cụ thể:
- Phí duy trì tài khoản: 2 ngân hàng miễn phí phí duy trì tài khoản là Vietinbank, VIB.
- Phí SMS Banking: BIDV và Vietinbank là 2 ngân hàng tính phí rẻ nhất, với 8.000 VND/năm.
- Phí Mobile Banking/Internet Banking: 2 ngân hàng miễn phí Mobile Banking/Internet Banking là BIDV, VIB.
Sở dĩ có sự khác nhau giữa về phí quản lý tài khoản ngân hàng là do chính sách về phí dịch vụ khác nhau để thu hút khách hàng.
Với phí rẻ hơn chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của người dân về dịch vụ của mình. Ngược lại, với phí quản lý tài khoản ngân hàng đắt hơn, khách hàng có thể an tâm về chất lượng và độ uy tín, đảm bảo của ngân hàng đó.
Nhìn chung, chủ yếu các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đang có lợi thế hơn về các loại phí duy trì tài khoản ngân hàng.
Lưu ý: với quy định hiện nay, số dư tài khoản tối thiểu của mỗi tài khoản của các ngân hàng đều là 50.000 VNĐ, số dư này sẽ được dùng để tính phí quản lý tài khoản dựa theo các dịch vụ khách hàng đã đăng ký.
Có nghĩa là ngay cả khi bạn không có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng, thì ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục tính phí và trừ vào số dư của bạn, cho đến khi số dư bằng 0. Chính vì vậy, các bạn cần đến các quầy giao dịch ngân hàng để trực tiếp rút hết số dư trong tài khoản của bạn, tránh lãng phí.
Xem ngay: 5 ngân hàng miễn phí rút tiền tại tất cả ATM trên toàn quốc
Có nhiều ngân hàng có phí quản lý ngân hàng ưu đãi
Với các kiến thức và thông tin về các loại phí quản lý tài khoản ngân hàng trên, chắc hẳn các bạn đã có cho mình một ngân hàng phù hợp nhất để đăng ký dịch vụ thẻ ATM rồi. Về cụ thể thông tin và cách thức áp dụng các loại phí quản lý, các bạn hãy liên hệ hotline của các ngân hàng để có được thông tin chính xác nhất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất