avatart

khach

icon

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có được tự do chuyển nhượng không?

Chứng khoán

- 31/05/2024

0

Chứng khoán

31/05/2024

0

Nhà đầu tư nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được ưu tiên phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác. Vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết có được tự do chuyển nhượng không? Quyền lợi của nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiểu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông nhưng nhà đầu tư nắm giữ sẽ có nhiều tiếng nói hơn khi tham biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Tuy nhiên, loại cổ phiếu này sẽ không được phát hành rộng rãi ra công chúng mà chỉ dành cho một số chủ thể nhất định như:

  • Cổ đông sáng lập doanh nghiệp.
  • Tổ chức được Chính phủ ủy quyền (là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết).

Lưu ý: Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm (tình từ thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Sau thời hạn trên, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

thebank_cophieuuudaibieuquyet_1_1717150163

 

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có lợi thế khi tham gia biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có được tự do chuyển nhượng không?

Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ KHÔNG được chuyển nhượng cổ phần đang nắm giữ cho người khác.

Bởi lẽ, công ty cổ phần là công ty duy nhất có khả năng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và cổ phiếu phổ thông được chuyển nhượng một cách tự do trên thị trường. Bất cứ tổ chức cá nhân nào mua cổ phiếu của công ty đều trở thành một cổ đông. Những yếu tố này một mặt mang lại thuận lợi cho việc huy động vốn nhưng mặt khác lại là hạn chế trong cơ cấu quản lý công ty. Mà những cổ đông ưu đãi biểu quyết lại có quyền lợi lớn trong việc biểu quyết, có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.

Chính vì vậy, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng, và chỉ dành cho hai đối tượng là Cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền để đảm bảo tính phù hợp với cơ chế hoạt động của công ty, và sự ổn định trong bộ máy điều hành - quản lý. Pháp luật quy định như vậy vì để tránh không cho một cá nhân trong nội bộ làm việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của một tập thể.

thebank_cophieuuudaibieuquyet_1_1717150163

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng

Quyền lợi của cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

  • Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ có quyền và nghĩa vụ sau:
  • Tham gia biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết do điều lệ công ty quy định.
  • Nhận cổ tức hàng năm theo quyết định chung của Đại hội đồng cổ đông.
  • Trường hợp doanh nghiệp phát hành phá sản, nhà đầu tư sẽ nhận được một phần tài sản đảm bảo của doanh nghiệp. Phần tài sản phẩn được sẽ tương ứng với tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư đang nắm giữ.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác. Tuy nhiên khi nắm giữ cổ phiếu này, nhà đầu tư sẽ không có quyền tự do chuyển nhượng. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết (3 năm), cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *