Mối quan hệ mật thiết giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
Mục lục [Ẩn]
Ở góc độ vĩ mô nền kinh tế, tỷ giá hối đoái là biến số quan trọng thể hiện mối tương quan về giá trị giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ trong các giao dịch giữa nền kinh tế đó với các nước khác. Các giao dịch của một nền kinh tế với thế giới bên ngoài đều được phản ánh trên cán cân thanh toán của quốc gia. Do vậy, giữa tỷ giá và cán cân thanh toán luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết.
Tìm hiểu về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia.
Tỷ giá tác động tương đối đến hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị so với đồng tiền của nước khác) thì hàng hóa của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn, điều này không có lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa.
Ngược lại khi đồng tiền của một nước giảm giá thì hàng hóa của nước đó trở nên rẻ hơn, khuyến khích cho việc xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Xem thêm: Tỷ giá là gì? Phân loại tỷ giá theo các tiêu thức hiện nay?
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tìm hiểu về cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán (balance of payment – BOP) là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài).
Theo quy ước, các giao dịch dẫn đến việc cư dân, tổ chức nước ngoài trả tiền cho cư dân và tổ chức trong nước được ghi “có” hoặc đánh dấu cộng, còn các giao dịch dẫn đến việc cư dân và tổ chức trong nước trả tiền cho cư dân, tổ chức nước ngoài được ghi “nợ” hoặc đánh dấu trừ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán (Balance of Payment – BOP)
- Hoạt động thương mại quốc tế
- Giá cả hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu
- Thị hiếu người tiêu dùng
- Năng lực sản xuất
- Lạm phát
- Thu nhập và tăng trưởng kinh tế
- Tỷ giá hối đoái.
Cán cân thanh toán= Cán cân vốn (CI – CO) + Cán cân dự trữ ngoại tệ chính thức (FXB) + Cán cân tài khoản vãng lai (X - M) |
Trong đó:
- X: Kim ngạch xuất khẩu;
- M: Kim ngạch nhập khẩu;
- CI: Dòng vốn đi vào;
- CO: Dòng vốn đi ra;
- FXB: Cán cân dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.
- Các nhân tố tác động đến đầu tư và tài trợ Quốc tế
- Môi trường đầu tư (cơ hội tạo ra lợi nhuận, mức chi phí, mức rủi ro)
- Thị hiếu đầu tư
- Kỳ vọng thị trường
- Chính sách can thiệp BOP của chính phủ
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách tài chính
- Chính sách Thương mại Quốc tế
- Chính sách quản lý dòng vốn Quốc tế
- Chế độ và Chính sách tỷ giá
Cán cân thanh toán
Tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thanh toán như thế nào?
Trong nền kinh tế thị trường khi đồng nội tệ mất giá, hay tỷ giá hối đoái giảm người dân phải chi một số tiền lớn hơn so với trước đây để mua một lượng hàng hóa như cũ. Điều này khiến nguy cơ lạm phát tăng cao, làm các giao dịch trong nước giảm xuống.
Do vậy, chính phủ cần phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách giảm chi tiêu, tăng lãi suất. Lãi suất tăng nên người dân có nhu cầu giữ tiền tiết kiệm nhiều hơn, việc này đồng nghĩa với đầu tư sẽ giảm.
Bên cạnh đó, người dân muốn bán trái phiếu để lấy tiền gửi vào ngân hàng, dẫn đến giá trái phiếu giảm. Vì đồng nội tệ giảm cho nên tỷ giá hối đoái tăng, có lợi cho xuất khẩu và cán cân thanh toán được cải thiện (+).
Khi đồng nội tệ lên giá thì người dân cảm thấy mình lúc này giàu có hơn (chỉ bấy nhiêu tiền như trước nhưng mua được một lượng hàng hóa nhiều hơn), lúc này chính phủ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách hạ thấp lãi suất, lãi suất ngân hàng hạ đồng nghĩa với việc người dân không còn hứng thú với việc gửi tiền tiết kiệm nữa, lãi suất ngân hàng giảm khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư nhiều hơn.
Do vậy đầu tư sẽ tăng và khi người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng thì họ lại muốn đầu tư vào trái phiếu, cùng với đó giá trái phiếu sẽ bắt đầu tăng trở lại. Vì đồng nội tệ tăng nên tỷ giá hối đoái giảm, có lợi cho nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu cho nên cán cân thanh toán bị thâm hụt (-).
Từ lý thuyết về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, có thể thấy khi tỷ giá tăng thì có lợi cho cán cân thanh toán và ngược lại, khi tỷ giá giảm gây bất lợi cho cán cân thanh toán. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái chỉ là một phần trong những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, do vậy không thể đưa ra kết luận một chiều mà cần xét tổng hợp nhiều yếu tố khác liên quan như: Đầu tư trực tiếp, tỷ lệ lạm phát để có những kết quả chính xác nhất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất