Mua bán ngoại tệ cho ngân hàng - Những lưu ý quan trọng cần biết
Mục lục [Ẩn]
Mua, bán ngoại tệ là gì?
Mua, bán ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:
- Mua hoặc thanh lý các tài sản, phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ.
- Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện.
- Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.
- Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà các khoản phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ.
- Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ.
Lưu ý khi mua bán ngoại tệ
Quy định về đổi ngoại tệ
Thông thường các ngân hàng sẽ đổi ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng khi muốn mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên vì quy định người dân được mang tới 5.000 USD tiền mặt khi xuất cảnh nên hiện nay vẫn có không ít những ngân hàng đáp ứng nhiều hơn mức được cho phép này dẫn đến tình trạng mất kiểm soát sự lưu thông của dòng tiền.
Theo Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép".
Các địa điểm được phép đặt đại lý giao dịch ngoại tệ bao gồm:
- Khách sạn ba sao trở lên
- Cửa khẩu quốc tế
- Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài
- Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.
- Các đại lý này còn có ở các khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều khách nước ngoài.
- Các đại lý này chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam.
Đổi ngoại tệ tại các tiệm vàng có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định trên, đại lý đổi ngoại tệ, phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Trường hợp tổ chức kinh tế không có giấy phép vẫn thu đổi ngoại tệ, thì không chỉ tổ chức này bị xử lý hành chính mà người có nhu cầu đổi ngoại tệ cũng bị xử lý theo quy định.
Như vậy, về nguyên tắc việc mua bán ngoại tệ nói trên thị trường tự do là vi phạm pháp luật. Nếu các tiệm vàng có giấy phép đăng ký đại lý thu đổi ngoại tệ thì không vi phạm pháp luật.
Xử phạt mua bán ngoại tệ
Căn cứ theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:
Hành vi giao dịch, báo giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng (hiện hành phạt từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng).
Hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ sẽ được xử phạt theo các mức cụ thể như sau (thay vì mức phạt chung từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng như hiện nay):
- Phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD;
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD hoặc có giá trị dưới 1.000 USD mà tái phạm, vi phạm nhiều lần;
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD;
- Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100.000 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần.
Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài
Theo Thông tư 20/2022/TT-NHNN: Thông báo về việc hướng dẫn chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:
- Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đề tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài.
- Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;
- Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đề tài trợ, viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
- Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền từ chính tổ chức tài trợ, viện trợ;
- Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đề tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án do tổ chức trong và/hoặc tổ chức ở nước ngoài thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế.
Nguồn tài trợ là nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ.
Điều kiện mua bán ngoại tệ
Quy định tại Thông tư 20/2022/TT-NHNN đối tượng được mua bán ngoại tệ là:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép).
- Tổ chức, cá nhân là người cư trú có hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác.
Quy trình mua bán ngoại tệ
Quy trình bán ngoại tệ ở ngân hàng
Quy trình bán ngoại tệ ở ngân hàng bao gồm các bước:
- Chuẩn bị giấy tờ: Bạn cần chuẩn bị giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu và các giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán ngoại tệ.
- Đi đến ngân hàng: Sau khi chuẩn bị giấy tờ, người bán nên đến ngân hàng để thực hiện giao dịch bán ngoại tệ.
- Đăng ký giao dịch: Người bán cần đăng ký giao dịch bán ngoại tệ với ngân hàng và cung cấp thông tin về loại tiền tệ, số lượng và mức giá mong muốn bán.
- Thanh toán và nhận tiền: Sau khi thực hiện giao dịch, ngân hàng sẽ thanh toán số tiền tương ứng với giá trị của ngoại tệ đã bán cho người bán.
Tuy nhiên, thủ tục bán ngoại tệ ở từng ngân hàng có thể khác nhau và các khoản phí cũng có thể được tính phụ thuộc vào từng ngân hàng. Bạn cần tìm hiểu kỹ các thủ tục và chi phí liên quan đến giao dịch trước khi thực hiện để tránh bất lợi.
Quy trình mua ngoại tệ ở ngân hàng
Tương tự như quy trình bán ngoại tệ, quy trình mua ngoại tệ ở ngân hàng bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị giấy tờ: Người mua cần chuẩn bị giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu và các giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán ngoại tệ.
- Đi đến ngân hàng: Sau khi chuẩn bị giấy tờ, người mua cần đến ngân hàng để thực hiện giao dịch mua ngoại tệ.
- Đăng ký giao dịch: Người mua cần đăng ký giao dịch mua ngoại tệ với ngân hàng và cung cấp thông tin về loại tiền tệ, số lượng và mức giá mong muốn mua.
- Thanh toán và nhận tiền: Sau khi thực hiện giao dịch, người mua sẽ thanh toán số tiền tương ứng với giá trị của ngoại tệ đã mua và nhận lại số tiền tương ứng với số lượng ngoại tệ đã mua.
Thủ tục mua ngoại tệ ở từng ngân hàng có thể khác nhau và các khoản phí cũng có thể được tính phụ thuộc vào từng ngân hàng. Người mua nên tìm hiểu kỹ các thủ tục và chi phí liên quan đến giao dịch trước khi thực hiện để tránh bất lợi.
Một số hình thức mua bán ngoại tệ
Khách hàng đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và xuất trình giấy tờ chứng minh cho mục đích mua ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp, cụ thể:
Mục đích du học
Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu/Visa còn thời hạn (nếu quốc gia đến cần xin Visa)
- Thẻ học sinh, sinh viên hoặc Thông báo nhập học của cơ sở đào tạo
- Thông báo/xác nhận của cơ sở đào tạo về sinh hoạt phí và học phí (nếu có)
- Đối với trường hợp mua ngoại tệ mặt, cần bổ sung vé máy bay/mã đặt chỗ/vé tàu xe...
- Đối với trường hợp chuyển khoản ra nước ngoài, thân nhân được phép chuyển tiền hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện giao dịch, cần bổ sung thêm:
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, giấy tờ tùy thân còn hiệu lực
- Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác)
Mục đích du lịch
Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu/visa còn thời hạn (nếu quốc gia đến cần xin visa)
- Vé máy bay/Mã đặt chỗ/Vé tàu xe
- Giấy chứng minh quan hệ nhân thân/Giấy ủy quyền nếu thân nhân/bạn bè cùng đoàn cùng cơ quan, công ty du lịch thay mặt đại diện giao dịch.
- Thông báo chi phí của công ty du lịch với những trường hợp mua ngoại tệ chuyển khoản cùng các giấy tờ cần thiết khác
Mục đích định cư
Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu còn thời hạn
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư hoặc giấy tờ khác chứng minh khách hàng là Công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền:
- Số tiền từ sổ tiết kiệm/tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng từ 01 tháng trở lên
- Hợp đồng cho tặng
- Hợp đồng lao động
- Các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc số tiền
Mục đích chữa bệnh
Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu/visa còn thời hạn (nếu quốc gia đến cần xin visa)
- Vé máy bay/Mã đặt chỗ/Vé tàu xe
- Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra nước ngoài khám, chữa bệnh của cơ sở y tế trong nước.
- Thông báo chi phí của cơ sở y tế nước ngoài (nếu có).
Mục đích trợ cấp thân nhân ở nước ngoài
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa khách hàng và người hưởng trợ cấp
- Giấy tờ tùy thân còn hiệu lực của khách hàng
- Giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang được cư trú/định cư/làm việc/chữa bệnh/học tập ở nước ngoài: Hộ chiếu công dân hoặc thẻ cư trú hoặc visa định cư hoặc visa study cùng thẻ sinh viên hoặc giấy nhập viện hoặc văn bản xác nhận của Lãnh sự quán/chính quyền địa phương hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương…
Sau khi mang đầy đủ hồ sơ đó đến ngân hàng, bạn sẽ được các giao dịch viên hướng dẫn làm thủ tục đổi ngoại tệ nhanh nhất.
Hiện nay, có khá nhiều các ngân hàng được cấp phép kinh doanh các giao dịch ngoại tệ, nên khách hàng cần tìm hiểu kĩ càng về tỷ giá, hạn mức, điều kiện thủ tục, phí và thời gian giao dịch trước để có lựa chọn tối ưu.
Hy vọng những lưu ý trên giúp khách thực hiện mua bán ngoại tệ tại ngân hàng một cách thuận lợi, an toàn và nhanh chóng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất