avatart

khach

icon

Quy định về thời hạn cho vay tại các ngân hàng hiện nay

Kiến thức vay vốn

- 18/01/2023

0

Kiến thức vay vốn

18/01/2023

0

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng.

Mục lục [Ẩn]

Thời hạn cho vay là gì?

Thời hạn cho vay được định nghĩa tại Khoản 8 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng.

Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay tín chấp là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn. Thay đổi về thời hạn cho vay theo thông tư 39 có những điểm khác với những năm trước, khách hàng nên theo dõi để cập nhật thông tin sớm nhất.

Thời hạn cho vay là gì?

Thời hạn cho vay là gì?

Cách tính thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay trả góp được tính theo độ dài thời gian chu kỳ hoạt động tín dụng của khách hàng. Song, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếu người đi vay cân đối nguồn trả nợ (từ lợi nhuận và các nguồn thu khác).

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thời gian mua chịu bình quân là 60 ngày, thời gian dự trữ là 90 ngày, thời gian bán chịu là 90 ngày, chu kỳ ngân quỹ sẽ là 120 ngày, khi ngân hàng cho vay vốn lưu động, thời gian cho vay của ngân hàng bằng thời gian của một chu kỳ ngân quỹ là 4 tháng (với mỗi tháng 30 ngày).

Thông thường, thời hạn cho vay tại các ngân hàng được chia làm 2 loại:

  • Với các khoản vay ngắn hạn, thời hạn vay ngắn hạn là dưới 12 tháng và được tính toán trên 3 yếu tố: chu kỳ kinh doanh, khả năng trả nợ và kế hoạch sử dụng vốn của người đi vay.
  • Theo Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD thì trung hạn từ >12 và ≤ 60; dài hạn: >60 tháng: thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư, khả năng trả nợ và tính chất nguồn vốn và thời gian hoạt động còn lại của chủ thể đi vay.

Việc xác định tính chất khoản vay sẽ giúp bạn lưu ý về thời hạn phải trả nợ. Nếu bạn có nhu cầu đăng kí các khoản vay tín chấp để giúp bản thân lựa chọn được gói vay phù hợp nhất.

Cách tính thời hạn cho vay

Cách tính thời hạn cho vay

Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay như sau:

  • Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi tiền vay phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng;
  • Thời hạn cho vay không thay đổi, cho gia hạn nợ với thời gian phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Thời hạn được thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ thỏa thuận. 

Cần làm gì nếu nợ quá thời hạn khi vay vốn tại ngân hàng?

Nếu không thể hoàn trả vốn và lãi khi đã đến hạn thanh toán, thay vì tiếp tục để quá hạn, bạn cần:

  • Chủ động trao đổi với ngân hàng lý do bạn bị quá hạn thanh toán và đề xuất biện pháp.

    Nêu ra hướng giải quyết cho khoản nợ của bạn: Kế hoạch trả nợ như nào? Tình trạng thu nhập của bạn? Thời gian cam kết trả nợ...
  • Nếu trong trường hợp quên hạn trả nợ, hãy hoàn thành tiền gốc và lãi sớm nhất.
  • Nếu trong trường hợp bị mất việc, hãy cùng ngân hàng đưa ra phương án tạo thu nhập cho mình.
  • Quan trọng hơn, hãy nhạy bén chủ động đưa ra mức lãi suất thấp hơn để giảm số tiền phải trả cho mình.

Tóm lại, khi bị nợ xấu, tốt nhất là hãy chủ động tìm đến ngân hàng bạn vay và chắc chắn rằng mình hoàn toàn nghiêm túc muốn trả nợ và không có ý định “ bùng” nợ.

Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng!!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *