Tỷ giá ngoại tệ được xác định như thế nào?
Mục lục [Ẩn]
Trong thực tế, tuỳ theo nhu cầu mà người ta lại quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tỷ giá ngoại tệ. Do vậy, bạn cần nắm được cách phân loại tỷ giá ngoại tệ trước khi tìm hiểu xem tỷ giá ngoại tệ được xác định như thế nào.
Tỷ giá ngoại tệ là tỷ lệ để trao đổi giữa ngoại tệ và nội tệ, tỷ giá này cho ta biết bao nhiêu đơn vị nội tệ thì đổi được một đơn vị ngoại tệ.
Phân loại tỷ giá ngoại tệ
Để phân loại tỷ giá ngoại tệ chúng ta có các cách phân loại như sau:
Phân loại tỷ giá ngoại tệ
Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: Tỷ giá mua bán ngoại tệ mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển đi bằng điện.
- Tỷ giá thư hối: Tỷ giá mua bán ngoại tệ mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại tệ bằng thư.
Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng.
- Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu quy định
- Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và Nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
- Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó
Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
- Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt.
Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ
- Tỷ giá mở cửa: Tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay của giao dịch đầu tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa: Tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay của giao dịch cuối cùng trong ngày.
- Tỷ giá giao nhận ngay: Tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn ghi trong hợp đồng.
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
- Tỷ giá mua: Tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại tệ vào.
- Tỷ giá bán: Tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ ra.
Tỷ giá ngoại tệ được xác định như thế nào?
Xác định trên cơ sở so sánh cân bằng sức mua
Cách xác định này được nhà kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng để so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ, xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu, tính toán hiệu quả kinh doanh từ xuất nhập khẩu và thực hiện nghiệp vụ tại hải quan.
Cách xác định này như sau: Ví dụ, để mua 1 loại hàng hóa A thì cần 15 USD, nếu mua bằng VND thì cần 348.750 VND vậy tỷ giá ngoại tệ giữa 2 đồng tiền sẽ là: 1 USD = 23.250 VND
Xem thêm: Cách xem tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng chính xác nhất
Cách xác định tỷ giá ngoại tệ
Xác định trên cơ sở hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền
Cách xác định tỷ giá này phổ biến trong chế độ lưu thông tiền vàng và tiền giấy được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó.
Chẳng hạn, hàm lượng vàng của 1 Đô la Mỹ là 2.1328 còn hàm lượng vàng của 1 Bảng Anh là 0.7366 thì tỷ giá ngoại tệ được xác định giữa 2 đồng tiền này sẽ là: 1 USD = 1.2579 GBP
Thực tế, trên thị trường, tỷ giá ngoại tệ được xác định còn dựa vào ảnh hưởng từ các yếu tố khác như cung, cầu, các chính sách tiền tệ của Nhà nước... Vì vậy, bạn có thể sử dụng các công cụ tính tỷ giá ngoại tệ để dễ dàng chuyển đổi ngoại tệ theo mong muốn của mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất