Nợ quá hạn là gì? Ngân hàng đánh giá khách hàng qua các nhóm nợ như thế nào?
Mục lục [Ẩn]
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân/doanh nghiệp) khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng cá nhân/doanh nghiệp không trả được vốn và/hoặc lãi đúng thời hạn, điều này gây nên tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân/ doanh nghiệp vay vốn.
Cách phân chia nợ quá hạn
Nợ quá hạn được chia thành 2 loại sau:
- Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp): Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp tài sản (nhà cửa, giấy tờ có giá…) nhưng chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn.
- Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng.
Nợ quá hạn là gì?
Các nhóm nợ
Có tổng cộng 5 nhóm nợ. Ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung quy định cụ thể về các nhóm nợ như sau:
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
- Khách hàng đang nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Khách hàng đang bị nợ quá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và khoản lãi và gốc trong thời hạn còn lại.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Khách hàng bị nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày.
- Khách hàng được gia hạn nợ lần đầu.
Xem thêm: Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào?
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Khách hàng nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên.
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về nợ xấu nhóm 3 tại đây
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Khách hàng nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
- Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Khách hàng nợ quá 360 ngày
- Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Những hành động ảnh hưởng xấu đến lịch sử tín dụng
- Chậm thanh toán món nợ.
- Chậm thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng (cũng được coi là 1 món nợ)
- Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tài sản thế chấp bị phát mại.
- Trong tương lai, trung tâm tín dụng CIC sẽ đánh giá lịch sử tín dụng của bạn qua hóa đơn điện nước, chi phí sinh hoạt (chưa rõ ngày công bố chính thức). Nếu bạn không rõ về CIC và cách thức hoạt động của CIC, bạn có thể xem tại bài viết: CIC là gì? Cách tự check CIC xem có nợ xấu hay không.
Lịch sử tín dụng xấu
Bị nợ quá hạn có ảnh hưởng gì không?
- Khi bạn mắc nợ xấu, xác suất vay được tiền tại ngân hàng và các công ty tài chính sẽ thấp đi. Dựa vào lịch sử tín dụng của bạn, sẽ có nhiều ngân hàng hơn từ chối hồ sơ vay tiền. Do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tài chính trong tương lai.
- Các nhóm nợ khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định của ngân hàng.
Trong trường hợp phát sinh nợ vay trả góp quá hạn, các bên liên quan cần có biện pháp xử lý. Đầu tiên cần ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện của nợ quá hạn. Khi đã phát sinh phải tìm mọi biện pháp để áp dụng nhằm xử lý và thu hồi triệt để.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất