Bệnh viện Nội tiết Trung ương

1/5

1 bình luận

Địa chỉ: Xã Tứ Hiệp, H. Thanh Trì, Tp. Hà Nội

Năm thành lập: 1969

E: quantri.bvnt@gmail.com

H: 024.6288.5158

W: https://www.benhviennoitiet.vn/

.

  • Giới Thiệu

  • Giờ Làm Việc

  • Khoa Khám Bệnh

  • Bảng Giá Dịch vụ

  • Địa Chỉ

  • Hướng Dẫn

  • FAQ

  • Đăng Ký

  • Đánh Giá

Giới thiệu về Bệnh viện Nội tiết trung ương

Năm 1969, Bệnh viện Nội tiết Trung ương được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Bệnh viện là nơi chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra bệnh viện còn là một địa chỉ chuyên tổ chức các chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường và phòng chống rối loạn thiếu hụt IOD giúp giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân.

Bệnh viện Nội tiết trung ương - Cơ sở Tứ Hiệp, Thanh Trì

Qua 50 thành lập và phát triển, đến nay Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã chữa trị thành công và cứu sống hàng ngàn bệnh nhân với các chứng bệnh khác nhau. Không chỉ vậy, Bệnh viện Nội tiết Trung ương còn thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất đối với bệnh nhân.

Dịch vụ khám chữa bệnh

Bệnh viện Nội tiết Trung ương chuyên về nhóm bệnh nội tiết, các biến chứng cơ thể do bệnh nội tiết... điển hình như:

  • Đái tháo đường
  • Cường giáp
  • Suy giáp
  • Điều trị các tuyến mồ hôi
  • Cường chức năng tuyến yên
  • Suy tuyến yên
  • Hội chứng Cushing
  • Suy thượng thận
  • Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân có biến chứng do đái tháo đường
  • Bệnh nội tiết sinh sản
  • Bệnh thận - tiết niệu
  • Các bệnh về Mắt - RHM - TMH liên quan đến nội tiết
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân có nhu cầu...

Giờ làm việc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương làm việc tất cả các ngày trong tuần với thời gian cụ thể như sau:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Thời gian làm việc từ 6 giờ đến 17 giờ cùng ngày
  • Thứ bảy và chủ nhật: Thời gian làm việc từ 7 giờ 30 đến 12 giờ sáng
  • Ngoài giờ: Thời gian làm việc từ 6 giờ đến 7 giờ 30 phút cùng ngày.

Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Khoa Khám bệnh

Thời gian thành lập: Khoa Khám bệnh ra đời ngay từ ngày đầu thành lập Bệnh viện vào năm 1969 với chức năng, nhiệm vụ là khám và điều trị ngoại trú với 4 dãy nhà cấp 4.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số cán bộ công nhân viên Khoa Khám bệnh hai cơ sở bao gồm: 30 người. Trong đó: 01 BSCKI; 02 Thạc sỹ; 01 cử nhân điều dưỡng; 24 Điều dưỡng; 02 Hộ lý.

Lãnh đạo khoa

  • Trưởng khoa: ThS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
  • Phó khoa: BS.CKI. Phạm Thị Thúy
  • ĐD trưởng: Phạm Thị Kim Chung – Phụ trách cơ sở Tứ Hiệp
  • ĐD trưởng: Nguyễn Thị Hải Yến - phụ trách cơ sở Thái Thịnh

Công tác chuyên môn

  • Khoa khám bệnh tổ chức thực hiện khám bệnh và điều trị ngoại trú.
  • Đón tiếp và hướng dẫn bệnh nhân vào viện điều trị nội trú.
  • Lưu trữ hồ sơ bệnh án ngoại trú.
  • Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học.
  • Tham gia trực chuyên môn, nâng cao tay nghề tại các khoa lâm sàng.

Từ tháng 3/2015, được sự đồng ý của Đảng ủy, BGĐ khoa Khám bệnh đã triển khai dịch vụ khám chọn bác sỹ và đưa người bệnh đi làm xét nghiệm. Sau khi triển khai dịch vụ, lượng bệnh nhân khám tăng, chất lượng khám bệnh cũng ngày càng được nâng cao.

Khoa Nội tiết sinh sản

Khoa Nội tiết sinh sản được hình thành từ ngày 1 tháng 10 năm 2013.

Khoa được hình thành trên nhu cầu thực tế điều trị các vấn đề nội tiết về sinh dục, sinh sản ngày càng tăng ở cả nam và nữ với các lứa tuổi khác nhau.

Đội ngũ y bác sĩ

Hiện tại khoa Nội tiết sinh sản có 19 cán bộ, trong đó có 08 bác sỹ (Tiến sỹ: 01, Thạc sỹ: 02, Bác sỹ: 05); 10 điều dưỡng;  Hộ lý: 01.

  • Trưởng khoa: TS.BS. Hoàng Kim Ước
  • Phó Trưởng khoa: ThS.BS. Vũ Thị Hiền Trinh
  • Điều dưỡng trưởng: CNĐD. Ngô Bích Ngọc

Công tác chuyên môn

- Chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết của các đối tượng nữ: phụ nữ có thai (đái đường thai kỳ, bệnh tuyến giáp); phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; trẻ em dậy thì sớm, dậy thì muộn; hội chứng buồng trứng đa nang; các trường hợp vô kinh nguyên phát và thứ phát…

- Chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết của các đối tượng nam: suy giảm sinh lý và chức năng nam giới; dậy thì sớm và muộn ở trẻ nam…

- Điều trị hỗ trợ sinh sản các trường hợp vô sinh/ hiếm muộn nam/nữ do nguyên nhân nội tiết.

- Chẩn đoán và điều trị các trường hợp nội tiết đặc biệt khác: tăng Prolactin máu; chậm phát triển chiều cao ở trẻ nam và nữ; thừa cân và béo phì ở nam và nữ …

- Tham gia khám bệnh ngoại trú theo sự sắp xếp của Bệnh viện.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân tại Khoa Nội tiết sinh sản

Các kỹ thuật mới

  • Kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (tháng 10/2018)
  • Phòng khám Nam khoa di vào hoạt động thường xuyên
  • Kỹ thuật đếm tinh trùng (tháng 6/2018)
  • Thực hiện nghiệm pháp hạ đường huyết bằng Insulin điều trị cho các bệnh nhân suy vỏ thượng thận do thuốc Corticoid (tháng 6/ 2018).
  • Thực hiện nghiệm pháp Synacthen chậm điều trị cho các bệnh nhân suy vỏ thượng thận do thuốc Corticoid (tháng 6/ 2018).
  • Thực hiện kỹ thuật tiêm Diprospan ( trưởng thành phổi) cho các bệnh nhân có thai (tháng 6/2018).
  • Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng máy Monitor theo dõi thai .

Khoa Nội tiết

Được thành lập từ trước năm 1975, Khoa Nội tiết Người lớn là một đơn vị điều trị nội trú đầu tiên của Bệnh viện Nội tiết.

Ngày 4/12/2000, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết ban hành quyết định số 115/2000/QĐ/BVNT tách Khoa Điều trị thành Khoa Nội tiết và Khoa Đái tháo đường.

Từ tháng 11 năm 2012 đến nay, sau khi cơ sở mới của Bệnh viện tại Tứ Hiệp Thanh Trì hoàn thiện, khoa Nội tiết được chuyển toàn bộ xuống cơ sở mới và được đổi tên thành khoa Nội tiết Người lớn theo quyết định 693/QĐ-BVNTTW ngày 31/10/2012.

Đội ngũ y bác sĩ

Hiện tại, khoa có 18 cán bộ, trong đó 02 Sau đại học, 05 Đại học, 03 Cao đẳng, 07 Trung cấp, 01 Khác

- Trưởng khoa: ThS. BSCKII Nguyễn Hồng Hạnh

- Phó trưởng khoa: ThS Đỗ Gia Nam

- Điều dưỡng trưởng: CN Phạm Thị Diên

Công tác chuyên môn

Lúc đầu thành lập, khoa có tên là Khoa Điều trị nội trú với biên chế 30 giường bệnh. Khoa đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân ở các địa phương trong cả nước với các bệnh bướu giáp đơn thuần, bệnh Basedow, bệnh suy giáp, bệnh đái tháo đường.

Đến nay, Khoa Nội tiết người lớn đã tiến hành:

  • Khám, điều trị nội trú các bệnh lý của tuyến nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa. Tham gia khám chữa bệnh định kỳ và giám định pháp y khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
  • Nghiên cứu khoa học về các bệnh nội tiết, bệnh đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa; Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào công tác khám và điều trị bệnh
  • Tham gia công tác đào tạo liên tục, chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 cho cán bộ tuyến dưới.

Điều trị bệnh đái tháo đường và biến chứng

Khoa Ngoại chung

Khoa Ngoại Chung được thành lập từ ngày 01/01/2013. Khoa có nhiệm vụ khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp và ngoại tổng quát.

Đội ngũ y bác sĩ

Khoa hiện có 22 cán bộ nhân viên, trong đó gồm có: Bác sỹ chuyên khoa 2: 01; Tiến sỹ: 01; Thạc sỹ: 04; Bác sỹ: 02;  Điều dưỡng:13 (Đại học điều dưỡng: 03; Cao đẳng điều dưỡng: 01; trung cấp điều dưỡng: 9, Hộ lý: 01

  • Trưởng khoa: BSCKII. Nguyễn Tiến Lãng
  • Phó Trưởng khoa: TS. Đinh Văn Trực
  • Điều dưỡng trưởng: Thạc sỹ Trần Hiền Phi

Công tác chuyên môn

  • Đảm nhận khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp và ngoại tổng quát.
  • Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ và khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị.
  • Giảng dạy các đối tượng từ điều dưỡng đến chuyên khoa định hướng.
  • Tham gia công tác chỉ đạo tuyến và đề án 1816 do phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng chỉ đạo tuyến phân công.

Các kỹ thuật đang được áp dụng tại khoa

  • Phát triển và ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị người bệnh như:
  • Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser
  • Cắt u phì đại lành tính tiền liệt tuyến qua nội soi
  • Cắt túi mật qua nội soi…

Khoa Phẫu thuật tuyến giáp

Tiền thân của Khoa Phẫu thuật tuyến giáp là Khoa Ngoại. Khoa Phẫu Thuật tuyến giáp được tách ra từ Khoa Ngoại theo Quyết định số 787/QĐ-BVNTTW ngày 06/12/2012 do PGS.TS. Trần Ngọc Lương, Phó Giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số 33 viên chức trong đó có 01 Phó Giáo sư, Tiến sỹ; 01 Bác sỹ chuyên khoa cấp II; 05 Thạc sỹ; 03 Bác sỹ; 21 điều dưỡng; 02 Hộ lý. Cán bộ kiêm nhiệm: 04 (02 Thạc sỹ; 01 Bác sỹ chuyên khoa cấp 2).

  • Trưởng khoa: ThS, BS. Trần Đoàn Kết
  • Phó trưởng khoa: BSCKII. Trần Văn Bông
  • Phó trưởng khoa: ThS, BS. Phạm Quyết Thắng
  • Điều dưỡng trưởng: ThS. Bùi Minh Thông

Khoa Điều trị theo yêu cầu

Thời gian thành lập: 22/05/2003 với Quyết định đầu tiên là thành lập khu Điều trị Theo Yêu cầu.

Đội ngũ y bác sĩ

Đội ngũ y bác sĩ Khoa hiện nay bao gồm: 1 Tiến sỹ, 3 Thạc sỹ, 6 Bác sỹ, 22 Điều dưỡng, 2 Hộ lý trong đó

  • Trưởng khoa: TS. BS. Phạm Thúy Hường
  • Phó trưởng khoa: ThS. BS. Phạm Tuấn Phương
  • Điều dưỡng trưởng khoa: Bùi Thị Hoài Thu
  • Điều dưỡng trưởng phòng khám Yêu cầu: Phùng Thị Phương Hà.

Công tác chuyên môn

Khoa Điều trị theo yêu cầu ra đời với mong muốn đem đến cho người bệnh một môi trường khám, chữa bệnh tiện nghi, hiện đại, sạch sẽ và thoải mái hướng đến mô hình khám chữa bệnh mẫu mực cả về điều trị và chăm sóc người bệnh.

Tại Khoa có thể phục vụ đầy đủ các bước từ khám bệnh, chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm… bệnh nhân được thăm khám và điều trị bởi các tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ giỏi, có trình độ chuyên môn cao của Khoa.

Các kỹ thuật đang được áp dụng tại khoa

Nhiều kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trong điều trị đái tháo đường và các bệnh lý liên quan đến nội tiết – rối loạn chuyển hóa đã được đưa vào triển khai tại khoa mang lại hiệu quả cao trong công tác điều trị.

Khoa Điều trị tích cực

Khoa điều trị tích cực được thành lập theo quyết định số 765/QĐ- BVNTTW ngày 12/08/2015 của Giám đốc bệnh viện Nội Tiết Trung ương.

Sau 5 năm thành lập khoa, đội ngũ y, bác sỹ và điều dưỡng của khoa Điều trị tích cực đã thành thạo trong việc chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và cấp cứu các ca bệnh nặng như: Bệnh nhân hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Hôn mê do cơn bão giáp trạng, hôn mê do suy giáp, hôn mê do suy tuyến thượng thận cấp... Đồng thời tiếp nhận và xử trí hiệu quả những bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số cán bộ, công nhân viên: 22. Trong đó. Thạc sỹ: 02; bác sỹ: 03; cử nhân điều dưỡng: 12; trung cấp điều dưỡng: 03; hộ lý: 02.

Lãnh đạo khoa:

  • Trưởng khoa: Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Thất Kha
  • Điều dưỡng trưởng: Cử nhân Đỗ Văn Thành

Công tác chuyên môn

Khoa Điều trị tích cực với nhiệm vụ tổ chức trực cấp cứu 24/24h, cấp cứu  kịp thời, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng tại khoa và các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến. Bố trí nhân lực, giường bệnh, máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vào khoa bất cứ lúc nào.

Tại Khoa luôn thường xuyên tổ chức hội chẩn tại viện, liên viện và tham gia hội chẩn ngoại viện, sẵn sàng cấp cứu lưu động khi có tai nạn, ngộ độc, thảm họa, dịch bệnh hàng loạt.

Các kỹ thuật đang được áp dụng tại khoa

Thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật trong cấp cứu như đặt catherter tĩnh mạch trung tâm, Đặt Nội Khí Quản cấp cứu. Mở khí quản cấp cứu…Ngoài ra, tại Khoa còn thực hiện các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo quy trình của Bộ Y Tế. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng các kỹ thuật mới.

Khoa Dinh dưỡng lâm sàng

Khoa Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Nội tiết TW được thành lập theo Quyết định số 769/QĐ-BVNTTW trên cơ sở Khoa Dinh dưỡng. Khoa là đơn vị kỹ thuật, thực hành về công tác dinh dưỡng, tổ chức việc thực hiện đảm bảo phục vụ ăn uống cho người bệnh nhằm phục vụ bệnh nhân chế độ ăn thông thường và chế độ ăn bệnh lý, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân béo phì, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số cán bộ trong Khoa/Phòng: 20 cán bộ viên chức, gồm 02 tiến sỹ, 01 thạc sỹ, 04 bác sỹ, 02 cử nhân dinh dưỡng, 10 điều dưỡng, 01 hộ lý

  • Trưởng khoa: TS. BS. Phan Hướng Dương
  • Phó Trưởng khoa:
  • BS. Nguyễn Trọng Hưng
  • BS. Tạ Thùy Linh
  • Điều dưỡng trưởng: Vũ Thu Trang

Công tác chuyên môn

Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện: điều trị bệnh nhân nội trú, tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân nội – ngoại trú, chỉ đạo mạng lưới dinh dưỡng trong bệnh viện, thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú và tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ thuộc chuyên ngành dinh dưỡng lâm sàng trong lĩnh vực điều trị các bệnh nội tiết và chuyển hóa.

Điều dưỡng viên phục vụ suất ăn cho bệnh nhân nội trú

Khoa Thận - Tiết niệu

Khoa Thận - Tiết niệu tiền thân là khoa Nội tiết 2 được thành lập ngày 15/06/2009, biên chế ban đầu chỉ có 2 bác sỹ và 5 điều dưỡng.

Ngày đầu thành lập, khoa hoạt động tại cơ sở Thái Thịnh. Đến tháng 05/2016, Khoa triển khai hoạt động chuyên môn tại cơ sở Tứ Hiệp; Cuối năm 2016, Khoa đưa đơn vị Thận nhân tạo đặt tại vị trí tầng 3 nhà A, cơ sở Tứ Hiệp đi vào hoạt động.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số: 58 cán bộ, trong đó có 14 bác sỹ, 39 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên, 3 hộ lý.

Trình độ sau đại học: 8; Trình độ đại học: 14

Lãnh đạo khoa hiện tại:

  • Trưởng khoa: TS. BS. Nguyễn Minh Hùng
  • Phó Trưởng khoa: ThS. BS. Nguyễn Thị Thu Hương
  • ThS. BS. Nguyễn Thị Lựu
  • Điều dưỡng trưởng: CNĐD. Nguyễn Thị Lộc
  • Phụ trách Điều dưỡng trưởng: CNĐD. Phùng Thị Thêu, ĐD. Vũ Văn Trường.

Công tác chuyên môn:

  • Khoa Thận - Tiết niệu có nhiệm vụ thực hiện quy chế khám, chữa bệnh, cấp cứu, tiếp nhận các bệnh nhân nội trú thuộc bệnh nội tiết và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
  • Khoa cũng là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng… đào tạo bổ sung để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên khoa trong lĩnh vực nội tiết và các rối loạn chuyển hóa.
  • Tại Khoa thường xuyên cập nhật và áp dụng các kỹ thuật mới vào khám chữa bệnh. Đặc biệt từ cuối năm 2016: khoa đã đưa đơn vị Thận nhân tạo vào hoạt động, giải quyết vấn đề lọc máu cho đối tượng bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế.

Bác sĩ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương phẫu thuật cho bệnh nhân bị u tủy thượng thận.

Tính đến nay, hoạt động lọc máu tại đơn vị Thận nhân tạo được diễn ra thường quy, với trên 150 lượt bệnh nhân lọc máu hàng tuần, góp phần cải thiện việc điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Khoa Tim Mạch & Rối loạn chuyển hóa

Khoa Tim Mạch & Rối loạn chuyển hóa (RLCH) được thành lập theo quyết định số 125/QĐ- BVNT ngày 08/02/2010.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số cán bộ viên chức: 19. Trong đó gồm 08 viên chức, 10 Hợp đồng và 1 Hợp đồng 68.

Trong đó BSCKII: 01, Thạc sĩ: 01, Bác sỹ: 03, Cử nhân điều dưỡng: 02; Cao đẳng điều dưỡng: 02; Hộ lý: 01. 07 điều dưỡng khác đang học đại học và cao đẳng.

Công tác chuyên môn

Khoa Tim mạch là đơn vị kỹ thuật thực hành về công tác khám, điều trị các rối loạn chuyển hóa, tim mạch. Phát hiện kịp thời và xử lý khẩn trương theo quy chế cấp cứu người bệnh có diễn biến nặng, nguy kịch.

Kỹ thuật mới

Năm 2017 khoa đã triển khai hai thủ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường và tim mạch bao gồm: Kỹ thuật gắng sức điện tâm đồ và kỹ thuật Đo áp lực cổ chân cánh tay ABI.

Khoa Nội chung

Khoa Nội chung được thành lập ngày 30/11/2012

Đội ngũ y bác sĩ

Hiện tại, khoa Nội chung có 17 cán bộ, trong đó có 06 bác sỹ (01 Bác sỹ chuyên khoa II, 01 Thạc sỹ, 04 Bác sỹ đa khoa) và 11 điều dưỡng

  • Trưởng khoa :  BSCKII Nguyễn Thị Hồ Lan
  • Phó trưởng khoa :   Bs Nguyễn Mạnh Hà
  • Điều dưỡng trưởng :  CNĐD. Cao Thúy Hằng

Công tác chuyên môn

- Khoa Nội chung đón tiếp điều trị các bệnh nhân thuộc hệ nội.

- Khoa liên tục cử các bác sỹ, điều dưỡng đi học sau đại học, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

- Bên cạnh đó, khoa nội chung tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, mỗi năm  hoàn thành 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; tham gia công tác  đào tạo chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 cho cán bộ tuyến dưới.

Kỹ thuật được triển khai tại khoa

Tháng 10/2016 khoa đã triển khai tiêm nội khớp góp phần điều trị các bệnh nhân thuộc chuyên khoa khớp an toàn, hiệu quả. Bệnh nhân không phải đi khám chuyên khoa.

Từ tháng 1/2017 khoa đã được trang bị 01 máy soi tiêu hóa. Đến nay khoa đã triển khai được trên 4000 ca nội soi dạ dày, nội soi đại tràng.

Khoa Điều trị Kỹ thuật cao

Khoa Điều trị Kỹ thuật cao được thành lập theo Quyết định số 59/QĐ_BVNTTW ngày 10/01/2013 do ThS Phan Hoàng Hiệp làm trưởng khoa. Khoa Điều trị Kỹ Thuật cao với 10 người và  20 giường bệnh ban đầu nay là 55 giường đáp ứng điều trị tốt các bệnh lý ngoại khoa, nội khoa, điều trị theo yêu cầu với các kỹ thuật tiên tiến hiện đại.

Đội ngũ y bác sĩ

Lãnh đạo đương nhiệm:

  • Trưởng khoa: Thạc sỹ, bác sỹ Phan Hoàng Hiệp
  • Phó trưởng khoa: Thạc sỹ Trần Thị Đoàn
  • Điều dưỡng trưởng: Cử nhân Vũ Thị Hải Yến

Số lượng cán bộ trong khoa: Khoa hiện có 25 cán bộ nhân viên, trong đó gồm có:

  • Thạc sỹ: 04
  • Bác sỹ CKI: 01
  • Bác sỹ:  04
  • Điều dưỡng:15 (Đại học điều dưỡng:4; Cao đẳng: 2 và Y tá trung cấp: 9)
  • Hộ lý: 01

Công tác chuyên môn

  • Khám bệnh nhân mắc bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa.
  • Điều trị ngoại khoa cho các bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp và các bệnh lý ngoại khoa khác.
  • Điều trị nội cho các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật có các bệnh lý nội khoa kèm theo và các bệnh nhân mắc bệnh lý nội khoa, đặc biệt các bệnh lý nội tiết
  • Nghiên cứu khoa học áp dụng trong thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh
  • Tham gia công tác chỉ đạo tuyến và đề án 1816 do phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng chỉ đạo tuyến phân công.
  • Giảng dạy cho các học viên trong và ngoài nước đến học tập phẫu thuật mổ mở và nội soi tuyến giáp

Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ cho bệnh nhân.

Khoa Điều trị ban ngày

Khoa Điều trị ban ngày được thành lập ngày 14  tháng 6 năm 2013 theo quyết định số 664/QĐ- BVNTTW của Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TW.

Đội ngũ y bác sĩ

Hiện tại Khoa Điều trị ban ngày có 20 cán bộ; trong đó 01 Tiến sỹ; 02 Thạc sỹ; 01  bác sỹ chuyên khoa I; 04 Bác sỹ; 11 Điều dưỡng: 11 và  Hộ lý: 01

  • Trưởng khoa : TS.BS. Nguyễn Thu Hiền
  • Phó trưởng khoa: ThS. BS.  Nguyễn Giang Nam
                                 ThS. BS. Vũ Tuấn Thăng
  • Điều dưỡng trưởng: CNĐD. Tạ Kim Anh

Công tác chuyên môn

Khoa Điều trị ban ngày được thành lập và đi vào hoạt động với mô hình mới theo định hướng của Bộ Y tế đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính đồng thời góp phần giảm tải cho bệnh viện. Khoa Điều trị ban ngày có nhiệm vụ khám và điều trị các bệnh về Đái tháo đường, Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa, các biến chứng do các bệnh về chuyển hóa gây nên.

Bên cạnh đó, khoa điều trị ban ngày tích cực tham gia nghiên cứu khoa học chuyên ngành; tham gia công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ tuyến dưới.

Trải qua 7 năm hoạt động, được sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện và sự nỗ lực của tập thể khoa, đến nay khoa Điều trị ban ngày luôn hoàn tành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học và các công tác khác (thiện nguyện, tình nguyện, đoàn thanh niên…).

Khoa Y học cổ truyển

Thời gian thành lập: Khoa Y học cổ truyển được thành lập từ ngày 17/11/2012 theo quyết định của Bộ y tế, là đơn vị tiêu biểu của ngành y tế về kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong khám và điều trị bệnh.

Đội ngũ y bác sĩ

Khoa Y học cổ truyển bệnh viện Nội tiết trung ương hiện có 01 Phó Giáo sư, 08 Bác sỹ cùng đội ngũ nhân viên Điều dưỡng và Hộ lý.

Lãnh đạo khoa:

  • PGS.TS.BS Trần Ngọc Lương: Phụ trách khoa
  • BS. Lê Thị Phương: Phó Trưởng khoa
  • Bùi Chiến Thắng: Phó Trưởng khoa phụ trách
  • CNĐD. Đinh Thị Lượt: Điều dưỡng Trưởng

Công tác chuyên môn

Là đơn vị chuyên môn kỹ thuật về Y học cổ truyền hoạt động trong bệnh viện đa khoa đặc biệt tuyến trung ương. Kết hợp chặt chẽ với Cục Y Dược cổ truyển – Bộ Y tế về đường lối chủ trương chính sách, cũng như các quy chuẩn chuyên môn kỹ thuật để xây dựng hình mẫu tiêu biểu về khoa YHCT trong bệnh viện đa khoa hiện đại.

Nhiệm vụ

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị các bệnh về nội tiết – đái tháo đường. Tại Khoa có khu sơ chế, bào chế và sản xuất dược liệu, thuốc thành phẩm đáp ứng đầy đủ và đa dạng các loại thuốc.

Phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh đồng thời nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn trị nhằm phát huy tối đa thế mạnh YHCT.

Liên khoa Mắt – RHM – TMH

Tiền thân của Liên khoa Mắt – RHM – TMH là phòng khám răng trực thuộc khoa Khám bệnh. Đến tháng 1/2011, Bệnh viện Nội tiết TW thành lập khoa Mắt- Răng Hàm Mặt. Tháng 1/2016, Bệnh viện triển khai thêm phòng nội soi Tai Mũi Họng; thành lập Liên chuyên Khoa Mắt - Răng Hàm Mặt –Tai Mũi Họng cho đến hôm nay.

Đội ngũ y bác sĩ

Hiện tại, Liên khoa Mắt – Răng Hàm Mặt – Tai Mũi Họng có 13 cán bộ, trong đó có 07 bác sỹ (02 Thạc sỹ, 01 Bác sỹ chuyên khoa cấp I, 4 Bác sỹ) và 6 điều dưỡng.

  • Phụ trách khoa: Tiến sỹ, Bác sỹ. Phạm Thúy Hường
  • Điều dưỡng trưởng: Phan Thị Toàn

Công tác chuyên môn

Liên khoa liên tục triển khai, áp dụng những kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về Răng, Tai-Mũi-Họng và phát hiện sớm những biến chứng về mắt cho người bệnh Nội tiết – Đái tháo đường:

- Khám và điều trị các bệnh lí về răng cho người bệnh Đái tháo đường.

- Khám và phát hiện sớm những biến chứng về mắt của người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viên Nội Tiết, tiến hành các thủ thuật về bệnh lý mắt. Triển khai các phẫu thuật trong phạm vi các quy trình kỹ thuật của Bệnh Viện đã được Bộ Y tế phê duyệt. Phối hợp với các Bệnh Viện chuyên khoa Mắt để nâng cao chất lượng chuyên môn phục vụ người bệnh.

- Khám và nội soi để phát hiện sớm những bệnh lý về Tai-Mũi-Họng, nội soi Tai –Mũi – Họng cho người bệnh trước và sau phẫu thuật tuyến giáp tiến tới triển khai một số thủ thuật và điều trị một số bệnh lý về Tai-Mũi-Họng cho người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội Tiết TW.

Khoa chăm sóc bàn chân

Khoa chăm sóc bàn chân – bệnh viện Nội tiết trung ương được thành lập ngày 14/6/2006 với nhiệm vụ hỗ trợ điều trị những tổn thương, biến chứng xảy ra ở chân của bệnh nhân tiểu đường.

Đội ngũ y bác sĩ

– Thạc sỹ – bác sỹ: 03

– Điều dưỡng: 08 biên chế và 02 hợp đồng

– Hộ lý: 01

Đã áp dụng kỹ thuật mới

– Ghép da tự thân

– Chuyển vạt có cuống mạch thần kinh che phủ khuyết hổng phần mềm

– Máy hút áp lực âm

Khoa chuẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Khoa Chẩn đoán hình ảnh được thành lập từ tháng 5/1993, ban đầu có tên là khoa Thăm dò chức năng do bác sỹ Phạm Văn Choang làm trưởng khoa.

Đến năm 2005 được tách thành 2 khoa: Khoa Thăm dò chức năng do bác sỹ Phạm Văn Choang làm trưởng khoa và khoa Chẩn đoán hình ảnh do bác sỹ Đặng Tuấn Thanh làm trưởng khoa.

Năm 2007 khoa CĐHA và TDCN và xạ trị sát nhập lại trở thành liên khoa do tiến sỹ Nguyễn Vinh Quang làm phụ trách khoa.

Từ năm 2007 - 2013 do Bác sỹ Nguyễn Bá Sỹ là trưởng khoa.

Từ năm 2013 đến nay tách khoa xạ trị, chỉ còn lại là khoa CĐHA –TDCN do bác sỹ Nguyễn Bá Sỹ là trưởng khoa.

Đội ngũ y bác sĩ

Khoa có 2 cơ sở là Thái Thịnh và Tứ Hiệp, tổng số nhân lực 44 trong đó: viên chức: 20, hợp đồng: 24 gồm: 07 ThS, BSCKI; 08 Bác sỹ; 27 Điều dưỡng, KTV; 02 Hộ lý.

Ban lãnh đạo:

  • Trưởng khoa: BSCKI: Nguyễn Bá Sỹ
  • Phó khoa: - ThS: Vũ Thị Hà Ninh
                     - BSCKI : Lê Thanh Vân                 
  • KTV trưởng: - Nguyễn Huy Thọ
                          - Trần Ngọc Thịnh phụ trách cơ sở Tứ Hiệp

Các kỹ thuật đang được thực hiện tại khoa

          - Siêu âm đen trắng tuyến giáp, ổ bụng, phần mềm, khớp …

          - Siêu âm Doppler mạch tuyến giáp, các mạch máu, tim…

          - Siêu âm đàn hồi mô các khối.

          - Chụp X-quang thường quy, số hóa.

          - Chụp X-quang răng số hóa toàn cảnh.

          - Chụp X-quang có tiêm thuốc cản quang: UIV, chụp đường mật…

          - Chụp cắt lớp vi tính các bộ phận có tiêm thuốc cản quang và không tiêm thuốc cản quang.

          - Chụp cắt lớp vi tính các mạch máu.

          - Làm điện tim và đặt Holter điện tim - huyết áp.

Khoa Hóa sinh

Tiền thân của Khoa Hóa sinh là Khoa Xét nghiệm được thành lập từ khi thành lập Bệnh viện Nội tiết.

Đội ngũ y bác sĩ

Cơ cấu nhân sự của Khoa Hóa sinh - bệnh viện Nội tiết trung ương hiện nay gồm có 02 Thạc sĩ; 04 Bác sĩ; 03 Cử nhân; 01 Điều dưỡng; 23 Kỹ thuật viên. Trong đó:

  • Trưởng khoa: Th.BS. Lương Quỳnh Hoa.
  • Phó Trưởng khoa: Th.DS. Đoàn Thái Hưng.

Công tác chuyên môn

Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Hóa sinh là:

- Tổ chức, triển khai các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán, dự phòng, điều trị và nghiên cứu khoa học các bệnh nội tiết.

- Mở rộng phát triển các xét nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nội tiết.

- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác tuyến.

- Khoa Hóa sinh đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo chất lượng xét nghiệm kịp thời, chính xác và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Các kĩ thuật mới triển khai

- Xét nghiệm TSI trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.

- Xét nghiệm Homocystein: dấu ấn sinh học của bệnh tim mạch, đột quỵ.

- Mở rộng phát triển các xét nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Trang thiết bị

Máy xét nghiệm TSI

Khoa Gây mê và hồi sức

Cùng với sự phát triển đi lên của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và nhu cầu của ngành ngoại khoa, khoa Gây mê và hồi sức được thành lập vào ngày 06/12/2012 với chức năng, nhiệm vụ thực hiện theo quy chế gây mê và hồi sức do Bộ Y tế ban hành ngày 20/8/2012.

Đội ngũ y bác sĩ

Cơ cấu nhân sự của Khoa Hóa sinh - bệnh viện Nội tiết trung ương hiện nay gồm có:

  • TS.BS: 01, BSCKII: 02, Ths: 01, BSCKI: 01, BS; 01
  • Điều dưỡng ĐH: 05; Điều dưỡng CĐ: 03; Điều dưỡng TC: 14 ;ThS ĐD: 1
  • Kỹ thuật viên ĐH: 02; Kỹ thuật viên TC: 03
  • Hộ lý, Y công: 05

Trong đó:

  • Trưởng khoa: TS.BS Trần Ngọc Tuấn (năm 2020 đến nay)
  • Điều dưỡng trưởng: ThS.ĐD Phạm Thị Tuyết

Công tác chuyên môn

Với đội ngũ cán bộ chuyên sâu được đào tạo cơ bản, trình độ vững vàng trang thiết bị hiện đại (máy gây mê kèm thở DATEX OMEDA, giàn phẫu thuật nội soi,KARL-STORZ dao siêu âm, máy monitor theo dõi đa chức năng …), khoa Gây mê và hồi sức đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu gây mê và hồi sức tất cả các loại phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp cho tất cả các chuyên khoa.

Các kỹ thuật đang được áp dụng tại khoa

- Kỹ thuật giảm đau ngoài màng cứng, kỹ thuật PCA (patient-controlled -Analgesia).

- Kỹ thuật gây mê Mask thanh quản

- Kỹ thuật đặt NKQ khó sử dụng ống COOK, ống nội soi mềm, lưỡi C-MAC có camera dẫn đường.

- Kỹ thuật gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật lấy u tuyến vú nội soi, phẫu thuật tuyến giáp nội soi 1 lỗ, phẫu thuật cắt u thượng thận một bên, hai bên nội soi, phẫu thuật đa u nội tiết.

- Gây mê Mask thanh quản trong phẫu thuật tuyến giáp.

- Gây tê ĐRTK cổ nông & sâu trong phẫu thuật Cường cận giáp

- Sử dụng khí mê, thuốc mê tĩnh mạch trong gây mê phục vụ gây mê trong PT

- Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích (TCI)

- Đo huyết áp động mạch xâm lấn, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, dưới đòn, cảnh trong...

- Xây dựng các phác đồ cấp cứu trong gây mê hồi sức.

Khoa Dược

Khoa Dược – Bệnh viện Nội tiết TW, tiền thân là Tổ Dược được hình thành từ những ngày đầu thành lập Bệnh viện Nội tiết TW (năm 1969) với  nhiệm vụ cung ứng thuốc và dụng cụ y tế, đáp ứng yêu cầu điều trị nội trú và công tác phòng chống bướu cổ tại một số địa phương.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số có 38 cán bộ gồm:

  • Thạc sĩ dược học: 03
  • Dược sĩ đại học: 04
  • Dược sĩ trung học: 30
  • Kế toán trung học: 01 cán bộ

Trong đó

  • Trưởng khoa Dược: ThS. DS Lê Thị Uyển
  • Phó khoa Dược: ThS. DS Nguyễn Thị Kim Oanh

Công tác chuyên môn

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Khoa Huyết học và chẩn đoán tế bào

Khoa Huyết học và chẩn đoán tế bào được thành lập từ năm 2000 trên cơ sở tách phòng Huyết học từ khoa Xét nghiệm và phòng Chọc hút tế bào từ khoa Thăm dò chức năng, lấy tên là khoa Huyết học và Chẩn đoán tế bào.

Đội ngũ y bác sĩ

Tổng số cán bộ công nhân viên: 34 cán bộ, bao gồm:

- Cơ sở Thái Thịnh: 13 Cán bộ. Tiến sỹ: 01; Bác sỹ: 02; Cử nhân đại học: 01; Cao đẳng: 01; Trung cấp: 07; Hộ lý: 01

- Cơ sở Tứ Hiệp: 21 cán bộ. Bác sỹ: 05; CN Đại học: 05; Trung cấp: 11

Lãnh đạo khoa

  • BS Nguyễn Mạnh Hùng: Trưởng khoa
  • Trần Thị Hiền: KTV trưởng
  • Phạm Thị Hiền: KTV trưởng phụ trách bộ phận huyết học cơ sở Tứ Hiệp
  • Nguyễn Văn Phòng: KTV trưởng phụ trách bộ phận tế bào cơ sở Tứ Hiệp

Công tác chuyên môn

Những năm đầu thành lập, các cán bộ trong khoa chủ yếu thực hiện các xét nghiệm bằng phương pháp thủ công hoặc bán tự động. Đến năm 2007, phương pháp cũ đã được chuyển dần sang kỹ thuật hiện đại, tự động.

Đến nay, khoa Huyết học và chẩn đoán tế bào đã đưa vào áp dụng mã vạch với tất cả mẫu bệnh phẩm, đồng bộ hóa phòng xét nghiệm, đồng thời hoàn thành kết nối máy xét nghiệm với mạng nội bộ Bệnh viện. Đặc biệt, với sự đầu tư của Ban lãnh đạo, Khoa được trang bị máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ xét nghiệm như: xét nghiệm mô bệnh học, sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ (FNA), tế bào học phát hiện sớm ung thư, tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm, máy xét nghiệm tế bào máu ngoại vi Beckman Coulter, máy máu lắng Monitor 20, máy đông máu ACL TOP, máy xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu symex UF 4000, thực hiện xét nghiệm định nhóm máu trên ống nghiệm…

Máy xét nghiệm tế bào máu ngoại vi Beckman Coulter

Máy đông máu ACL TOP

Đào tạo

  • Chuyển giao và hướng dẫn các bác sỹ, kỹ thuật viên các tỉnh về chọc hút tuyến giáp và xét nghiệm tế bào học
  • Chuyển giao kỹ thuật chọc hút điều trị u nang tuyến giáp cho các bệnh viện tuyến dưới
  • Chuyển giao kỹ thuật sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ (FNA), chọc hút và sinh thiết tế bào tuyến giáp và u dưới hướng dẫn của siêu âm
  • Trực tiếp giảng dạy các cán bộ học viên đến học xét nghiệm tại khoa
  • Tham gia giảng dạy cho lớp chuyên khoa định hướng nội tiết.

Kỹ thuật mới triển khai tại Khoa

-    Mô bệnh học

-    Áp tế bào trong mổ

-    Sinh thiết tức thì bằng phương pháp cắt lạnh

-    Chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm

-    Triển khai làm xét nghiệm Coombs trực tiếp, gián tiếp

-    Triển khai xét nghiệm định danh kháng thể bất thường

-    Xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu với một số chất colagen, ADP

-   Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu bằng máy tự động sysmex UF 4000

-   Triển khai bộ phận vi sinh                                                                                                   

-   Đảm bảo kiểm soát chất lượng các kết quả xét nghiệm trước khi in, kí trả cho bệnh nhân đúng thời gian.

Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Tùy theo hình thức khám, thời gian khám mà sẽ có giá khám khác nhau. Dưới đây là bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương bạn có thể tham khảo.

Tên dịch vụ Giá có BHYT Giá không có BHYT
Khám Nội Tiết trong giờ hành chính 39,000 100,000
Khám chuyên khoa trong giờ hành chính 11,700 30,000
Khám bệnh theo yêu cầu   200,000
Khám bệnh ngoài giờ, thứ 7, chủ nhật   150,000
Khám chọn Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I   300,000
Khám chọn Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II   400,000
Khám chọn Giáo sư, Phó giáo sư   500,000

Hệ thống Bệnh viện Nội tiết trung ương

Tìm chi nhánh bệnh viện

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và những điều cần lưu ý

Để quá trình đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội tiết trung ương nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của người đến khám, bạn đọc có thể tham khảo quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết trung ương như sau:

Quy trình khám chữa bệnh

Bước 1: Đăng ký khám

- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh

- Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám

- Đối vói những trường hơp vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì người bệnh tạm ứng tiền khám bệnh, chữa bệnh.

Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán

- Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hoặc chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị mà không cần chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Trong trường hợp phải xét nghiệm

- Nhận phiếu chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ khám.

- Đến nơi lấy mẫu xét nghiệm, nộp phiếu chỉ định xét nghiệm và chờ đến lượt.

- Phối hợp với kỹ thuật viên xét nghiệm để lấy mẫu xét nghiệm.

- Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trà bảo hiểm y tế.

Trong trường hợp cần thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán và chỉ định điều trị

- Nhận phiếu chỉ định kỹ thuật thăm dò chức năng từ bác sĩ khám.

- Đến nơi làm kỹ thuật thăm dò chức năng, nộp phiếu chỉ định và chờ đến lượt.

- Chờ nhận kết quả thăm dò chức năng và quay tại buồng khám.

- Nộp kết quả chuẩn đoán hình ảnh cho buồng khám, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định.

- Nhận chỉ định điều trị hoặc đơn thuốc về nơi làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trả bảo hiểm y tế.

Bước 3: Thanh toán viện phí

- Người bệnh có bảo hiểm y tế.

- Nộp phiếu thanh toán (mẫu 01/BV).

- Xếp hàng chờ đến lượt thanh toán.

- Nộp tiền cùng chi trả và nhận lại thẻ BHYT.

- Người bệnh không có bảo hiểm y tế nộp viện phí theo quy định.

Bước 4: Phát và lĩnh thuốc

- Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc.

- Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận.

- Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận.

Kinh nghiệm khám ở bệnh viện Nội tiết trung ương

- Bệnh viện hiện chưa có phương thức đặt trước lịch khám qua email hay điện thoại. Bệnh nhân cần tới bệnh viện để làm thủ tục khám theo yêu cầu tại quầy tiếp đón bệnh viện.

- Khám theo yêu cầu đòi hỏi bảo hiểm phải đúng tuyến hoặc có giấy chuyển tuyến. Nếu không bệnh nhân sẽ phải khám ngoại trú mà không được hưởng quyền lợi từ BHYT.

- Giá khám cho mỗi lượt khám theo yêu cầu là 270.000 đồng/lượt (không bảo hiểm), chưa bao gồm phí làm các xét nghiệm, thủ thuật theo yêu cầu của bác sĩ.

- Tránh nhầm lẫn giữa khám dịch vụ theo yêu cầu và khám chọn bác sĩ. Giá khám chọn bác sĩ thường sẽ cao hơn và có khi phải chờ đợi lâu hơn khám theo yêu cầu.

- Để đạt được kết quả chẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất, bệnh nhân nên uống nhiều nước và không ăn sáng trước khi đến khám dịch vụ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương có khám ngày thứ 7 không?

Hiện tại Bệnh viện Nội triết Trung ương tiến hành khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần bao gồm cả thứ 7 tại cả 2 cơ sở. Thời gian khám bệnh: Sáng từ 7h30 – 12h, Chiều từ 13h30 -17h

Khám bảo hiểm y tế trái tuyến tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương được chi trả bao nhiêu?

Bệnh nhân khám - chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương sẽ được hưởng mức hỗ trợ thanh toán theo đúng quy định của pháp luật tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014. Cụ thể:

- Hỗ trợ chi trả 40% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương có tiếp nhận khám BHYT không?

Bệnh viện Nội tiết Trung ương có tiếp nhận khám bảo hiểm y tế. Bạn có thể đến khám vào các ngày trong tuần theo khung thời gian làm việc của bệnh viện. Khi đi khám cần mang đầy đủ giấy tờ liên quan. 

Bệnh viện Nội tiết Trung ương có dịch vụ khám chọn bác sỹ không?

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về việc khám, chữa bệnh của nhân dân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã cung cấp dịch vụ đăng ký khám bệnh với bác sỹ theo yêu cầu. Người bệnh có thể dễ dàng lựa chọn bác sỹ để được thăm khám và tư vấn theo nguyện vọng tại hai cơ sở Tứ Hiệp và Thái Thịnh.

Đỗ Huệ

Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá về bệnh viện này



Viết bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi Nhận Xét
nhận xét
Sắp xếp : Mới nhất
back to top
tìm sản phẩm phù hợp Tìm sản phẩm phù hợp
1900636232 1900 636 232
chat Chat ngay
HOTLINE: 1900 636 232