Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

0 bình luận

Địa chỉ: Số 479 – Đường Lương Ngọc Quyến – TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Năm thành lập: 1951

E: vanthu@bvdktuthainguyen.gov.vn

H: 0208 3855 125

W: bvdktuthainguyen.gov.vn

.

  • Giới Thiệu

  • Giờ Làm Việc

  • Khoa Khám Bệnh

  • Bảng Giá Dịch vụ

  • Địa Chỉ

  • Hướng Dẫn

  • FAQ

  • Đăng Ký

  • Đánh Giá

Giới thiệu về Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, đảm trách nhiệm vụ bệnh viện vùng, có chức năng: khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc ở tuyến cao nhất. Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.

Giờ làm việc tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Từ Thứ 2 đến Thứ 7

  • Sáng từ 7h30 đến 11h30
  • Chiều 13h30 đến 16h30
  • Cấp cứu 24/7

Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Khoa Khám bệnh

Cùng với sự hình thành của bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc (tháng 7 năm 1951- nay là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên) Phòng Khám bệnh được hình thành với cơ cấu tổ chức ban đầu là phòng khám Nội - Nhi - Lây. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển (từ năm 1951 - 2011) với bao khó khăn thử thách trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hòa bình độc lập. Đội ngũ cán bộ viên chức lao động của Bệnh viện Việt Bắc (nay là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên) nói chung và cán bộ viên chức lao động của Phòng Khám trước kia (nay là Khoa Khám bệnh Đa khoa) nói riêng, luôn kề vai sát cánh, đoàn kết thống nhất khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn để làm việc, học tập và cống hiến sức lực, trí tuệ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi Đông Bắc.

Hoạt động chuyên môn

1. Bộ phận tiếp đón bệnh nhân: 

Khoa khám bệnh-Bệnh viện TW Thái Nguyên với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, thông cảm với nỗi lo âu của người bệnh. Kịp thời giải thích hướng dẫn người bệnh các thủ tục khám chữa bệnh BHYT là địa chỉ tin cậy cho người bệnh đến khám và điều trị. Đội ngũ tình nguyện viên và chuyên viên chăm sóc khách hàng sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng với các thủ tục hành chính, thủ tục đăng kí khám, giảm thời gian khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại Khoa Khám Bệnh-Bệnh Viện TW Thái Nguyên.

2. Phòng khám quản lý bệnh đái tháo đường:

Thường xuyên kiểm soát theo dõi trên 2000 bệnh nhân, hầu hết những bệnh nhân này được kiểm soát tốt về bệnh, kiểm soát đường máu định kỳ, tư vấn về dinh dưỡng, tư vấn giáo dục sức khỏe, lối sống tích cực góp phần làm chậm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giảm tỉ lệ tàn phế và tử vong, giảm tỉ lệ quá tải cho các khoa điều trị nội trú, góp phần giảm chi phí tốn kém cho bệnh nhân, gia đình người bệnh và xã hội.

3. Phòng khám, quản lý, theo dõi, điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp:

Sau nhiều năm hoạt động đã quản lý theo dõi điều trị có kiểm soát trên 3000 bệnh nhân tăng huyết áp. Đại đa số bệnh nhân được kiểm soát tốt chỉ số HA, ngăn ngừa biến chứng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, tiếp tục tham gia học tập và lao động công tác.

4. Phòng khám chuyên khoa tim mạch:

Phòng khám quản lý, theo dõi, điều trị bệnh tim mạch cho bệnh nhân ngoại trú chất lượng cao với sự tham gia của bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Phòng khám đã quản lý tốt bệnh nhân tim mạch, ngăn ngừa và phòng bệnh và điều trị bệnh tim mạch cho hàng ngàn lượt bệnh nhân.

5. Phòng khám cơ xương khớp:

Phòng khám được triển khai từ tháng 9 -2010 đến nay đã khám được 6.737 lượt bệnh nhân bị các bệnh về xương khớp Thực hiện được trên 20 ca thủ thuật tiêm nội khớp, ngoài ra phòng khám cơ xương khớp còn tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống hợp lý, đối với các bệnh về cơ xương khớp.

6. Các phòng khám chuyên khoa sâu:

Pk mắt, Pk Tai mũi họng, Pk RHM, Pk tâm thần, Pk thần kinh, Pk ung bướu, Pk YHHN, Pk YHCT, Pk Da liễu, Pk sản phụ, Pk ngoại tổng hợp, Pk CTCH. Cùng với các bộ phận cận lâm sàng phục vụ Bn tại khoa khám bệnh như, sinh hóa, huyết học, TDCN, chẩn đoán hình ảnh, quầy cấp thuốc tại chỗ phục vụ, đáp ứng kịp thời, tiện lợi cho người bệnh đảm bảo qui trình khám bệnh khép kín, theo một chiều đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác rút ngắn thời gian khám bệnh tăng sự hài lòng của người bệnh.

7. Phòng khám COPD được triển khai quản lý bệnh nhân hen và phổi tắc nghẽn mạn tính tư vấn cho người bệnh cách phòng tránh bệnh hô hấp mạn tính góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

8. Phòng lấy bệnh phẩm xét nghiệm:

Khoa Tim mạch

Khoa Tim mạch - Cơ xương khớp được thành lập từ tháng 11/2006 trên cơ sở tách ra từ Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Do yêu cầu phát triển chuyên môn của bệnh viện, khoa Cơ xương khớp được tách ra, và Khoa Tim mạch - Cơ xương khớp được đổi tên thành Khoa Tim mạch kể từ ngày 22/4/2014.

Chức năng, nhiệm vụ

Khoa có nhiệm vụ điều trị nội trú, ngoại trú và chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc bệnh Tim mạch trên địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới trong lĩnh vực tim mạch.

Hoạt động chuyên môn

Khoa được giao kế hoạch 50 giường bệnh, tất cả các buồng bệnh đều có hệ thống ôxy trung tâm; khu vực điều trị cấp cứu được trang bị máy sốc điện, monitoring theo dõi, máy truyền dịch, bơm tiêm điện… là khu vực điều trị các trường hợp bệnh nặng như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng, loạn nhịp tim phức tạp, đột quị…

Hoạt động điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại khoa hiện nay đã có nhiều tiến bộ, nhiều thủ thuật được làm thường quy tại khoa gồm đặt catheter tĩnh mạch trung tâm; đặt máy tạo nhịp tạm thời; chọc dò, dẫn lưu màng ngoài tim, holter huyết áp, holter điện tâm đồ, siêu âm tim...

Các kỹ thuật đang được thực hiện thường quy tại khoa:

  • Thông tim chẩn đoán
  • Chụp và can thiệp động mạch vành.
  • Chụp và can thiệp mạch máu ngoại biên.
  • Đặt máy tạo nhịp tạm thời.
  • Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 1 buồng và 2 buồng tim.
  • Sốc điện.
  • Holter huyết áp.
  • Holter điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ

Khoa Nội tiêu hóa

Khoa Nội Tiêu hoá ngày nay tiền thân là Khoa Nội Tiêu hóa - Tiết niệu - huyết học lâm sàng được thành lập từ tháng 11/2006 trên cơ sở tách ra từ Khoa Nội chung - BVĐKTƯTN.

Tháng 01/06/2016 phân tách khoa Huyết học lâm sàng.

Từ 10/01/2017 tách Khoa Thận tiết niệu - Lọc máu.

Hoạt động chuyên môn

Với 45 giường bệnh, khoa đã và đang thực hiện thường quy các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực tiêu hoá gan mật:

- Nội soi thực quản dạ dày đại tràng ống mềm, nội soi sinh thiết, test Hp.

- Nội soi điều trị: nội soi lấy dị vật, tiêm kẹp cầm máu, cặp Clip cầm máu, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản, cắt polyp dạ dày- đại tràng, thắt trĩ nội…

- Nội soi thực quản - dạ dày- đại tràng gây mê.

- Chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B-C,viêm gan rượu, xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm. Viêm đường mật,viêm tụy. Ung thư tụy, hội chứng cai…

- Siêu âm chẩn đoán, chọc hút nang gan ...

- Kết hợp với khoa X-quang can thiệp nút động mạch gan ở bệnh nhân u gan.

-Tham gia công tác nghiên cứu khoa học.

Khoa Lão khoa

- Quyết định số 2053/1998/QĐ-BYT ngày 17/08/1998 của Bộ trưởng bộ y tế, thành lập khoa nội 4 (nội cán bộ) trực thuộc Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, có nhiệm vụ khám và điều trị cho các bệnh nhân thuộc diện bảo vệ sức khỏe của tỉnh như: Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu và đang làm việc…

- Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, khoa nội 4 chính thức chuyển đổi nhiệm vụ thành: khám, điều trị bệnh nội khoa cho những bệnh nhân là cán bộ cao cấp của tỉnh và đối tượng Bảo vệ sức khỏe được Tỉnh quản lý, những bệnh nhân thuộc diện người cao tuổi. Tháng 9 năm 2013, Khoa đã chính thức chuyển đổi tên thành: Khoa Lão khoa – Bảo vệ sức khỏe.

Hoạt động chuyên môn

Khoa có nhiệm vụ khám, điều trị bệnh nội khoa cho những bệnh nhân thuộc diện lão khoa và bảo vệ sức khỏe trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Tập thể khoa luôn xác định công tác khám chữa bệnh, phục vụ người bệnh là nhiệm vụ trọng tâm.

Khoa có 2 phòng khám:

-  Phòng khám Lão khoa – Bảo vệ sức khỏe đặt tại khoa khám khám bệnh đa khoa, khám bệnh cho đối tượng người cao tuổi đạt trên 9500 lượt bệnh nhân/năm.

-  Phòng khám quản lý bệnh parkinson, sa sút trí tuệ đặt tại khoa, sau gần 1 năm hoạt động đã thu hút được gần 600 bệnh nhân đến khám lập sổ điều trị ngoại trú. Đây là mô hình quản lý mới giải quyết được phần nào chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.

-  Công tác điều trị nội trú với trên 40 giường bệnh, khoa đã điều trị cho gần 200 lượt bệnh nhân/ tháng. Bệnh nhân đến khoa chủ yếu là người cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý cấp, mạn tính phối hợp như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, suy thận, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý về dạ dày, bệnh lý cơ xương khớp, suy dinh dưỡng, thiếu máu mạn tính ở người cao tuổi, một số bệnh lý cần chăm sóc giảm nhẹ ở người cao tuổi…).

-  Bên cạnh việc điều trị thuốc theo đúng phác đồ, khoa còn phối hợp một số kỹ thuật mới trong điều trị như: tiêm nội khớp (tiêm corticoid hoặc acid hyaluronic bổ sung dịch nhờn khớp gối), tiêm các điểm bám gân, tiêm cạnh cột sống…, nội soi dạ dày thực quản có dùng thuốc tiền mê, nội soi đại tràng ống mềm không sinh thiết…

Khoa Cơ xương khớp

Được thành lập tháng 5-2014, dù tuổi đời còn non trẻ, nhưng tập thể khoa Cơ xương khớp luôn nỗ lực phấn đấu và phát triển. Với tiêu chí lấy bệnh nhân làm trung tâm, mỗi cá nhân của khoa, với lời thề Hippocrates không ngừng học tập và áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Sau 2 năm thành lập, khoa Cơ xương khớp đã tiếp nhận, khám và điều trị cho hàng ngàn lượt bệnh nhân, hướng tới điều trị và chăm sóc toàn diện.

Chức năng, nhiệm vụ của khoa

 - Là đơn vị xây dựng Phác đồ chẩn đoán và Điều trị; Qui trình kĩ thuật nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.

 - Khám và điều trị các bệnh bộ máy vận động.

 - Kết hợp với trường đại học Y Dược Thái Nguyên đào tạo đại học và sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, nội trú bệnh viện) về chuyên ngành xương khớp nội khoa.

 - Là một trong những đơn vị nghiên cứu khoa học về chuyên ngành cơ xương khớp.

Hoạt động chuyên môn

 - Khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện trung ương Thái Nguyên là một đơn vị chuyên ngành nội khoa về cơ xương khớp của cả nước.

 - Công tác điều trị: Khoa cơ xương khớp thường xuyên áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như đo mật độ xương chẩn đoán loãng xương; tiêm khớp, chọc hút dịch, ổ viêm, áp xe ... để điều trị.

 - Công tác đào tạo: Kết hợp với trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: Khoa đã xây dựng chương trình giảng dạy chuyên ngành thấp khớp học nội khoa, là cơ sở thực tập và nghiên cứu khoa học cho học viên đại học và sau đại học của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

 - Tham gia công tác chỉ đạo tuyến trong chẩn đoán điều trị, nghiên cứu điều trị và đào tạo cán bộ chuyên ngành.

Khoa Tâm thần

Cùng với Sự phát triển các khoa chuyên ngành, chuyên sâu trong Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, chuyên khoa về lĩnh vực tâm thần kinh được từng bước hình thành và phát triển,năm 1980 phân khoa Tâm thần kinh được hình thành và là một đơn vị điều trị của khoa Nội

Ngày 27/9/1987 khoa Tâm thần kinh chính thức được thành lập.

Năm 1994 chuyên khoa Tâm thần kinh được tách ra thành 2 khoa: Tâm thần, Thần kinh.

Từ ngày thành lập khoa cho đến nay đã trải qua 22 năm hoạt động khoa Tâm thần liên tục phấn đấu và trưởng thành, với đội ngũ các bác sỹ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm trong công tác phục vụ người bệnh cũng như công tác giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. 

Chức năng nhiệm vụ

1. Khám bệnh, điều trị và tư vấn sức khỏe tâm thần, tham gia đào tạo đại học và sau đại học, điều trị chuyên sâu các bệnh lý tâm thần như: Rối loạn tâm thần do rượu, ma túy. Rối loạn tâm thần do tổn thương não và các bệnh cơ thể, các rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em, các rối loạn liên quan đến stress, điều trị nghiện chất...

2. Áp dụng các kỹ thuật trong điều trị. Thực hiện các xét nghiệm thăm dò chức năng (chụp MRI, C.T.scaner sọ não; điện não đồ vi tính, trắc nghiệm tâm lý), sốc điện thường quy, sốc điện có tiền mê. Tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp nhận thức, hành vi.

3. Đào tạo nghiên cứu khoa học

Đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển, các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực tâm thần.

Hoạt động chuyên môn

Khoa Tâm thần là một trong các đơn vị chuyên khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên, đảm nhiệm các nhiệm vụ chuyên môn sau:

- Khám – tư  vấn và điều trị ngoại trú các rối loạn tâm thần.

- Điều trị nội trú.

- Là cơ sở đào tạo trong thực hành lâm sàng.

- Phối hợp với Bệnh viện Tâm thần tỉnh về chuyên môn và và tham gia các chương trình cộng đồng.

- Tham gia chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học.

Khoa Mắt

Hoạt động chuyên môn

Theo phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh. Khoa Mắt đã thực hiện được 184/298 kỹ thuật theo qui định đối với tuyến trung ương đạt tỷ lệ 62%

Hiện nay đang thực hiện nhiều kỹ thuật cao và đã trở thành thường qui như:

1/ Máy LASER điều trị dự phòng bệnh Glôcôm, mở đục bao sau đục trên mắt đã mổ thay thể thủy tinh nhân tạo gây giảm thị lực (bệnh nhân thấy nhìn mờ, nhòe, nhìn lóa như nhìn qua hơi nước). Đây là một kỹ thuật hiện đại và tiên tiến, lần đầu tiên được áp dụng tại Thái Nguyên, với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ không phải phẫu thuật.

2/ Siêu âm AB chẩn đoán bệnh dịch kính võng mạc: Bong võng mạc, đục dịch kính, dị vật nội nhãn, bong thanh dịch võng mạc, v.v. bằng đèn soi thông thường không nhìn được.

3/ Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo bằng phương pháp PHACO. Treo thể thuỷ tinh nhân tạo áp dụng cho những trường hợp không thay được thể thủy tinh.

4/ Phẫu thuật Glôcôm, điều trị và kiểm soát bệnh Glôcôm (bệnh thiên đầu thống)

5/ Phẫu thuật cắt mộng có vá chống tái phát

6/ Điều trị tắc lệ đạo bằng phẫu thuật nối lệ mũi, mở điểm lệ, v.v.

7/ Phẫu thuật một số bệnh vùng mi mắt: u mi, trùng da mi, quặm, .v.v.

8/ Chụp mạch máu võng mạc trong bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh mạch mạc.

9/ LASER điều trị một số bệnh đáy mắt như: bệnh võng mạc đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, một số bệnh mạch máu võng mạc khác.v.v

10/ Đo thị trường bằng máy tự động cho những bệnh nhân Glôcôm, tổn thương đĩa thị, bệnh võng mạc khác .v.v.

Khoa Cấp cứu

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị thường trực cấp cứu 24/24 giờ, với tất cả bệnh nhân từ Thái Nguyên và các tỉnh lân cận chuyển về cấp cứu cũng như tự đến.

Mỗi ngày nhận trung bình 140 - 190 bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác nhau, đảm bảo cấp cứu kịp thời và hiệu quả. Cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng đáp ứng cấp cứu hàng loạt, cấp cứu trong tình huống thảm hoạ.

Cơ sở vật chất

Với mục tiêu phát triển xứng tầm với bệnh viện Hạng I, hướng đến Hạng đặc biệt, khoa đã được hỗ trợ cung cấp đủ thuốc và dụng cụ đầy đủ dùng trong cấp cứu như: máy thở di động hiện đại, máy thở Newport e360, Drager, Carescape R860, máy sốc điện, máy monitor theo dõi, máy đo điện tim, máy hút dịch, máy đo đường huyết, siêu âm tổng quát, máy khí máu, máy lọc máu cấp cứu, máy USCOM, Máy xét nghiệm đông máu ROTEM…

Cơ sở vật chất và các phòng chức năng giúp tổ chức quy trình cấp cứu khép kín từ nhận bệnh - thăm khám -  xử trí cấp cứu - cận lâm sàng được thực hiện gần như tại chỗ, cho kết quả nhanh, giảm thiểu thời gian trong chẩn đoán, giúp điều trị cấp cứu nhanh cho người bệnh.

Chức năng nhiệm vụ

a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện.

b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép hoặc cho ra viện tại khoa.

c) Tổ chức làm việc theo ca.

d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;

đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.

e) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.

g) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

Khoa Hồi sức tích cực chống độc

Khoa Hồi sức cấp cứu được thành lập từ năm 1980 trên cơ sở tách ra từ bộ phận Cấp cứu của khoa Nội, năm 2004 thành lập thêm bộ phận thận nhân tạo. Năm 2012 đổi tên thành Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc đến nay đã trở thành một khoa trung tâm, khoa mũi nhọn của Bệnh viện.

Cơ cấu tổ chức khoa

Các bộ phận: khoa gồm 02 bộ phận

+ Bộ phận Hồi sức Tích cực - Chống độc:

- Giường bệnh đa năng: 30

- Máy thở: 15       

- Máy lọc máu liên tục: 1

- Monitor: 10

- Các phương tiện cấp cứu khác : siêu âm tại giường, máy điện tim, máy shock điện, Xquang tại giường, máy đo đường huyết tại giường, khí máu tại giường, bơm tiêm điện máy truyền dịch, máy hút trung tâm, hệ thống oxy trung tâm..

+ Bộ phận Thận nhân tạo: 40 máy TNT, 01 máy HDF-online

Hoạt động chuyên môn

 - Tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch thuộc các chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Truyền nhiễm…nhập viện hoặc từ các khoa khác chuyển đến; tiếp nhận và điều trị bệnh nhân ngộ độc; lọc máu chu kỳ và cấp cứu. Hỗ trợ các khoa, trung tâm trong Bệnh viện công tác cấp cứu

 - Khoa đã triển khai thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức cấp cứu và Chống độc, cứu sống được nhiều trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch. Liên tục áp dụng cập nhật các phác đồ điều trị mới

 - Các kỹ thuật nổi bật: Thông khí nhân tạo cơ bản và nâng cao, lọc máu liên tục, thay huyết tương, lọc máu HDF- online, lọc máu hấp phụ trong ngộ độc cấp…

 - Đào tạo Sau Đại học, Đại học, Cử nhân điều dưỡng, Điều dưỡng Hồi sức cấp cứu;  Chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, Thận nhân tạo; Nghiên cứu khoa học, Chỉ đạo tuyến.

Khoa Thần kinh

Khoa Thần Kinh được thành lập năm 1988, trên cơ sở tách từ khoa Tâm Thần Kinh, mới đầu chỉ với 15 giường điều trị. Hiện nay khoa đã lớn mạnh với đội ngũ Bác sĩ hơn 90% đều được đào tạo sau đại học tại trường Đại học Y Hà Nội, có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Thần Kinh- đặc biệt là điều trị đột quỵ. Đội ngũ điều dưỡng trẻ, năng động nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm trong công việc. Ngày 01 tháng 7 năm 2016, Giám đốc Bệnh viện đã ký quyết định thành lập Đơn vị Đột Quỵ, đến ngày 22 tháng 8 năm 2016, Giám đốc Bệnh viện ký quyết định thành lập Trung tâm Đột Quỵ, từ khi thành lập đến nay khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều bệnh nhân đã được cứu chữa kịp thời ra viện hòa nhập với cuộc sống. Khoa luôn là địa chỉ tin cậy cho người bệnh ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chức năng nhiệm vụ

  • Khám, chữa bệnh Thần kinh nội trú và ngoại trú.
  • Tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe và cách phòng bệnh cho cộng đồng.
  • Đào tạo: Tham gia giảng dạy cho cử nhân điều dưỡng, sinh viên y khoa, bác sỹ chuyên khoa.
  • Nghiên cứu khoa học chuyên ngành Thần kinh.
  • Tham gia công tác chỉ đạo tuyến.
  • Hợp tác quốc tế.

Hoạt động chuyên môn

Với 50 giường điều trị nội trú, khoa đã phát triển các đơn vị chuyên khoa sâu về thần kinh như sau:

- Trung tâm đột quỵ: Chuyên điều trị Tai biến mạch máu não, tư vấn cách phòng bệnh tai biến mạch máu não cũng như dự phòng tái phát TBMMN.

- Phòng điều trị bệnh cột sống, bệnh Thần kinh ngoại biên, các bệnh lý khác về Thần Kinh.

- Khoa có phòng khám chuyên khoa Thần Kinh tại tầng 2 khoa khám bệnh chuyên khám và tư vấn các bệnh lý Thần Kinh.

- Khoa đã kết hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh can thiệp mạch ở những bệnh nhân có dị dạng mạch não.

- Đặc biệt trong năm 2016 khoa đã triển khai được nhiều kỹ thuật mới tạo bước đột phá trong điều trị các bệnh lý cột sống như: Tiêm thẩm phân rễ thần kinh dưới màn hình tăng sáng đem lại hiệu quả rất tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống với chi phí điều trị thấp nhất, phối hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh điều trị xẹp đốt sống bằng kỹ thuật đổ xi măng tạo hình đốt sống.

- Kết hợp với khoa Ngoại Thần kinh điều trị phẫu thuật những bệnh nhân khối máu tụ lớn, những trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống, u tủy sống, u hệ thần kinh…

- Khoa thường xuyên sử dụng các phương tiện hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như CT Scan, DSA.

- Khoa đã tham gia công tác chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến huyện như: Đồng Hỷ, Võ Nhai…

Khoa Ngoại tiêu hóa - Gan mật

Khoa Ngoại được ra đời gắn liền với sự thành lập và phát triển của Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc (nay là Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên). Năm 1994, khoa Ngoại được chia tách thành 2 khoa: Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình. Năm 2010, khoa Ngoại tổng hợp tiếp tục được chia tách thành 3 khoa: Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Ngoại tim mạch – lồng ngực và Khoa Ngoại tiết niệu. Đến tháng 2 năm 2015, khoa Ngoại Tổng hợp được đổi tên thành khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan mật.

Hoạt động chuyên môn

 - Khoa có các phẫu thuật viên dày dạn kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao và có nhiệm vụ cấp cứu, thu dung và điều trị các loại chấn thương, vết thương, các loại bệnh lý thuộc chuyên ngành tiêu hóa: Đường tiêu hóa trên - Đường tiêu hóa dưới - Gan mật tụy cho các đối tượng là nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Khoa đã và đang thực hiện được các kỹ thuật tiên tiến đạt trình độ các bệnh viện lớn trong nước.

 - Khoa đã triển khai được hầu hết các phẫu thuật lớn và phẫu thuật nội soi về tiêu hóa, gan mật,... Hàng năm Khoa đã khám chữa cho hơn 20.000 lượt bệnh nhân, Điều trị nội trú cho hơn 4.000 bệnh nhân, tiến hành phẫu thuật thành công trên 1.500 ca.

 - Khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan mật là một trung tâm phẫu thuật về:  Phẫu thuật tiêu hóa, gan mật, hiện nay khoa đã thực hiện được các phẫu thuật:  Các phẫu thuật cấp cứu chung về bụng, chấn thương bụng… Các phẫu thuật mang tính chuyên khoa như: Các phẫu thuật về thực quản (Hẹp thực quản, U thực quản..) Các phẫu thuật đại, trực tràng nội soi; Các phẫu thuật dạ dầy tá tràng; điều trị sỏi  mật: lấy sỏi ống mật chủ, trong gan, nối mật ruột, cắt túi mật; Phẫu thuật cắt khối tá tụy; sỏi tụy ….Khoa đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của phẫu thuật nội soi ổ bụng như: Cắt túi mật, chỏm nang gan, nang thận, u gan; thoát vị bẹn; thắt búi giãn tĩnh mạch thừng tinh, cắt ruột thừa, Cắt dạ dày nội soi, cắt u đại tràng nội soi có nối máy…

Khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực

Chức năng nhiệm vụ

  • Khám, chữa bệnh và tư vấn cho các bệnh nhân thuộc chuyên ngành Ngoại Tim Mạch, tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
  • Là một trong số ít các đơn vị đã triển khai thường xuyên được phẫu thuật tim kín, tim hở tại Việt Nam
  • Tham gia giảng dạy đào tạo bác sĩ chuyên khoa ngoại, sinh viên y khoa, cử nhân điều dưỡng. Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế…

Hoạt động chuyên môn

Tại khoa Ngoại Tim Mạch, chúng tôi đã triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị các bệnh lý lồng ngực, mạch máu và phẫu thuật tim

  • Phẫu thuật tim kín, tim hở, phẫu thuật tim hở có nội soi hỗ trợ
  • Phẫu thuật vết thương tim
  • Phẫu thuật điều trị các chấn thương vùng ngực
  • Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ
  • Phẫu thuật cắt phân thùy phổi trong điều trị chấn thương, ung thư
  • Phẫu thuật nội soi cắt u trung thất
  • Phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý phổi, màng phổi
  • Phẫu thuật nội soi điều trị ra mồ hôi tay
  • Phẫu thuật điều trị lõm ngực bẩm sinh ( phẫu thuật NUSS )
  • Phẫu thuật điều trị các khối u vùng cổ, thành ngực
  • Phẫu thuật điều trị giả phồng động mạch
  • Phẫu thuật các vết thương mạch máu ngoại vi, vùng cổ, nền cổ

Khoa Chấn thương chỉnh hình

Theo Quyết định số 225/QĐ-BYT ngày 15 tháng 02 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quyết định số 60/QĐ-GĐ ngày 14 tháng 3 năm 1996 của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên về việc “Tách khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên bao gồm Ngoại chung và phân khoa Chấn thương thành khoa Ngoại và khoa Chấn thương chỉnh hình”.

Ban đầu khoa CTCH hoạt động với chỉ tiêu 30 giường bệnh, có 16 cán bộ viên chức và thường xuyên có từ 4 đến 5 bác sĩ của bộ môn Ngoại công tác khám kiêm nhiệm tại khoa.

Năm 2015 Khoa đã phát triển với quy mô 80 giường bệnh, chuyên khoa phẫu thuật thần kinh sọ não và cột sống được tách riêng, thành lập khoa Ngoại Thần kinh. Đến nay, khoa CTCH hoạt động với chỉ tiêu kế hoạch là 60 giường bệnh, tuy nhiên lượng bệnh nhân thường xuyên có trên 80 người bệnh nội trú.

Hoạt động chuyên môn

Khoa CTCH có nhiệm vụ cấp cứu, khám, chữa bệnh cho người bệnh về lĩnh vực bệnh cơ xương khớp, chấn thương xương khớp và bỏng trong khu vực các tỉnh miền núi phía bắc, nhiệm vụ đào tạo và chỉ đạo tuyến, tham gia cấp ứng cứu thảm hoạ khi có yêu cầu...

Hoạt động của Khoa CTCH được bố trí thành hai khu vực:

 + Phòng khám chuyên khoa: Hàng ngày khám và điều trị từ 50 đến 70 người bệnh thuộc chuyên khoa lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, xương khớp: điều trị nắn xương, bó bột, tiểu phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân tái khám sau điều trị nội trú.

 + Khoa điều trị nội trú: Nhận cấp cứu và điều trị, phẫu thuật các bệnh nhân từ chấn thương thông thường đến những trường hợp chấn thương có tổn thương phức tạp về phần mềm, xương, khớp. điều trị cho người bệnh với những kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật vi phẫu, nối chi thể đứt rời, thay thế khớp, nội soi khớp.

Khoa Tai mũi họng

Là 1 chuyên khoa lẻ hệ ngoại thuộc bệnh viện tuyến trung ương, nằm ở trung tâm của các tỉnh miền núi phía bắc, khoa Tai mũi họng ngoài công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, khoa còn là địa chỉ tin cậy, là tuyến trên của các bệnh viện tỉnh lân cận,các tỉnh miền núi phía Bắc. Khoa Tai mũi họng luôn định hướng phát triển theo từng thời kì: cử người học tập nâng cao chuyên môn và cập nhật kiến thức khoa học, kĩ thuật mới tại tuyến dưới, trang thiết bị hiện đại, phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh, phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên y tế với người bệnh, giữa bác sĩ và điều dưỡng.

Hoạt động chuyên môn

-   Biên chế giường bệnh hiện nay: 30

-   Số lượt khám/ ngày tại phòng khám: 80 – 100 bệnh nhân/ ngày

-   Giải quyết các cấp cứu Tai mũi Họng như: Cầm máu mũi, mở khí quản, dị vật tai, mũi họng, thực quản, các chấn thương vùng tai mũi họng và đầu cổ…

-   Những kĩ thuật thăm khám và làm thủ thuật:

  • Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng máy Laser
  • Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang bằng Hummer, đông máu bằng Laser
  • Khám nội soi Tai Mũi Họng
  • Đo sức nghe, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, thăm dò chức năng tai giữa…
  • Làm thủ thuật chuyên khoa: Chọc rửa xoang, hút rửa mũi xoang, khí dung mũi họng, làm thuốc tai, chích rạch màng nhĩ dẫn lưu, chích rạch áp xe, sinh thiết các khối u vùng tai mũi họng và đầu cổ, làm proetz, bơm hơi vòi nhĩ, bơm thuốc thanh quản, …

Trang thiết bị, cơ sở vật chất

-  3 bàn khám tai mũi họng

-  3 bàn khám chuyên khoa có nội soi

-  1 máy đo sức nghe kèm buồng cách âm đặt chuẩn…

-  1 máy đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp

-  1 kính hiển vi

-  1 bộ phẫu thuật nội soi Tai Mũi Họng

-  1 máy khoan vi phẫu tai

-  1 máy hummer

-  1 máy laze

-  Kèm theo các dụng cụ phẫu thuật mũi xoang, tai, họng,thanh quản, bộ mở khí quản, ….

Khoa Răng hàm mặt

Năm 1975 khoa Răng Hàm Mặt – Tai Mũi Họng được thành lập đã góp phần vào công tác khám chữa bệnh răng miệng cho nhân dân khu vực miền núi phía bắc. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và phát triển chuyên ngành sâu, năm 1980 khoa Răng Hàm Mặt chính thức được tách ra từ liên khoa RHM- TMH.

Bên cạnh nhiệm vụ khám chữa bệnh răng hàm mặt, nơi đây cũng là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tham gia trong công tác chỉ đạo tuyến về chuyên ngành Răng Hàm Mặt cho một số tỉnh miền núi phía bắc.

Hoạt động chuyên môn

1. Khu vực nội trú.

- Phẫu thuật chấn thương hàm mặt

- Phẫu thuật tạo hình môi vòm miệng

- Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng hàm mặt

- Phẫu thuật các bệnh lý và khối u vùng hàm mặt

- Phẫu thuật điều trị các ung thư vùng hàm mặt

2. Khu vực ngoại trú

- Khám điều trị các bệnh lý răng miệng và hàm mặt

- Cấy ghép Implant

- Chỉnh nha kỹ thuật số chuyên sâu

- Phục hình răng giả

- Labo làm răng giả.

- XQ răng, panorama

Cơ cấu tổ chức khoa

Các bộ phận

- Khu vực điều trị nội trú: Điều trị, phẫu thuật chấn thương, bệnh lý và tạo hình hàm mặt

- Khu vực điều trị ngoại trú: Khám và điều trị các bệnh lý về Răng miệng và hàm mặt

- Labo Răng giả - Phòng khám Răng Hàm Mặt Theo yêu cầu: Thực hiện khám, điều trị chuyên sâu phục hình răng giả

Khoa Y học dân tộc

Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập từ năm 1968. Hoạt động ban đầu là tổ đông y thực hiện khám chữa bệnh ngoại trú. Sau đó khoa YHCT được thành lập với quy mô 15 giường bệnh nội trú. Với phương châm kế thừa, phát huy các các bài thuốc cổ phương, sử dụng thuốc nam chữa bệnh cho người Việt, các cán bộ viên chức khoa đã thu mua, khai thác, bào chế, sản xuất nhiều sản phẩm thuốc có hiệu quả điều trị. Trải qua gần 50 năm xây dựng, củng cố và phát triển, đến nay khoa YHCT có quy mô 20 giường bệnh nội trú, thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên ngành theo phân tuyến của Bộ y tế ban hành.

Cơ cấu tổ chức khoa

- Quy mô giường bệnh: 20

- Phân bố gồm 3 bộ phận:

  + Bộ phận ngoại trú: khám bệnh và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh đa khoa.

  + Bộ phận nội trú: khu vực điều trị nội trú bằng YHCT và phục hồi chức năng tại tầng 6, khu nhà M với phòng điều trị khép kín, khuôn viên sạch sẽ, có nhiều cây xanh

  + Bộ phận sắc thuốc phục vụ người bệnh

Hoạt động chuyên môn

1. Hoạt động khám bệnh và điều trị ngoại trú

  • Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám, tư vấn, điều trị bằng YHCT kết hợp với YHHĐ.
  • Thực hiện khám và chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Thực hiện kê đơn cấp thuốc ngoại trú kết hợp YHCT( dạng cao, hoàn cứng, hoàn mềm, hoàn giọt, cốm) và YHHĐ theo quy chế.
  • Thực hiện các phương pháp không dùng thuốc để điều trị ngoại trú như: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ, cứu ngải, giác hơi…
  • Làm hồ sơ bệnh án vào điều trị nội trú.

2. Hoạt động điều trị nội trú

  • Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nội trú bằng YHCT kết hợp với YHHĐ theo quy chế chuyên môn.
  • Thực hiện các phương pháp không dùng thuốc: điện châm, nhĩ châm, mãng châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ, cứu ngải, giác hơi, chườm thuốc, ngâm thuốc, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng…
  • Cấp phát thuốc cho người bệnh: thuốc YHCT kết hợp thuốc YHHĐ
  • Tổ chức sắc thuốc phục vụ người bệnh nội trú.
  • Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kiểm tra và bảo quản đảm bảo chất lượng thuốc. Tư vấn các chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, dưỡng sinh cho người bệnh.
  • Phối kết hợp với các khoa lâm sàng hội chẩn điều trị kết hợp YHCT như nấc cụt, bí đái sau đẻ hoặc chuyển khoa YHCT điều trị khi điều trị YHHĐ ổn định như di chứng tai biến mạch não. 

Khoa Bệnh nhiệt đới

Khoa Bệnh Nhiệt Đới (trước kia gọi là khoa Lây, khoa Truyền nhiễm) được thành lập từ năm 1973 sau khi tách từ Khoa Nhi - Lây. Khi mới thành lập, Khoa còn phải ghép chung với các khoa lâm sàng khác. Khoa được xây dựng và hoàn thành vào năm 1976. Một khu nhà hai tầng, các buồng bệnh khép kín được thiết kế phù hợp theo đặc thù các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới. Khoa nằm trong một khuôn viên thoáng mát với nhiều cây xanh xung quanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, tươi mát. Tháng 7/2015, khoa được tu sửa và nâng cấp mới, các buồng bệnh khang trang, sạch sẽ, đầy đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu chăm sóc và phục vụ người bệnh. Nhằm đáp ứng mô hình bệnh tật, từ 2/2016, Khoa Truyền nhiễm được đổi tên thành khoa Bệnh Nhiệt Đới.

Nhân sự khoa

 - Hiện nay: 14 CBVC, trong đó: 01 Bs CKII; 01 ThS ; 01 Bs CKI : 02 BS; 01 CN điều dưỡng; 02 Cao đẳng điều dưỡng; 06 Điều dưỡng trung học.

 - Đội ngũ cán bộ viên chức khoa Bệnh Nhiệt Đới được đào tạo đúng chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Nhân viên y tế đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia đình người bệnh.

Hoạt động chuyên môn

 - Khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới:

  • Các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn huyết, Shock nhiễm khuẩn, Viêm màng não, Leptospirose, Rickettsia, Uốn ván …
  • Các bệnh nhiễm virus: Viêm gan virus, Sởi, Tiêu chảy cấp, Sốt xuất huyết Dengue, Viêm não, Thủy đậu, Quai bị, Tay chân miệng …
  • Các bệnh nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét, Sán lá gan, nhiễm Ấu trùng sán não, Lỵ Amip…
  • Các bệnh nhiễm nấm (Nấm da, nấm niêm mạc, nấm huyết) như:  Penicillium marneffei, Cryptococcus neoformans, Candida thực quản, Candida miệng…

 - Khám, tư vấn và điều trị nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS

 - Khám, phát hiện và thu dung điều trị trong trường hợp bệnh dịch xảy ra tại địa bàn: Tả, Cúm A, nhiễm Não mô cầu, Sởi, ..

 - Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các phương án dự phòng nhằm đối phó với bệnh dịch nguy hiểm như: Cúm A/H5N1, Ebola, Zika, nhiễm Não mô cầu…Trong những năm qua, khoa đã góp phần khống chế và ngăn chặn kịp thời sự lây lan ra cộng động nhiều bệnh dịch nguy hiểm: Tả, Cúm A/H1N1, Sởi, nhiễm Não mô cầu… 

Khoa VLTL - Phục hồi chức năng

- Năm 1978, tiền thân của khoa là bộ phận Lý liệu pháp thuộc khoa Xquang được thành lập do đồng chí Đặng Đức Định chủ nhiệm. Bộ phận Lý liệu pháp được thành lập trong điều kiện hết sức khó khăn, trang thiết bị nghèo nàn, ít ỏi, nhân lực hạn chế.

- Năm 1986, Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chính thức được thành lập.

- Sau gần 40 năm khoa đã không ngừng phát triển với đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa có trình độ, có kinh nghiệm và uy tín, có hệ thống máy móc trang thiết bị đồng bộ và hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ người bệnh, người khuyết tật trong tỉnh và khu vực.

Cơ sở vật chất

- Phòng Vận động trị liệu

- Phòng Kéo giãn cột sống

- Phòng đắp Parafin

- Phòng hồng ngoại trị liệu

- Phòng Sóng ngắn

- Phòng điện trị liệu

- Phòng Thủy trị liệu

- Phòng Ngôn ngữ trị liệu

- Phòng chăm sóc Điều dưỡng

Hoạt động chuyên môn

- Kể từ được thành lập cho đến nay khoa đã không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng điều trị.

- Điều trị có hiệu quả các bệnh về thần kinh (di chứng tổn thương não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, viêm dây thần kinh tọa, viêm đa rễ, đa dây thần kinh …). Khoa đã ứng dụng các kỹ thuật vận động trị liệu theo tiêu chuẩn Quốc tế và khu vực trong Phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân tổn thương thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên do tai nạn hoặc bệnh tật.

- Điều trị các bệnh cột sống (thoái hóa cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng; thoái hóa khớp gối; gai gót chân; thoát vị đĩa đệm; hội chứng cổ vai; hội chứng thắt lưng hông; vẹo cột sống…)

- Điều trị các bệnh về khớp (viêm đa khớp dạng thấp; cứng khớp do Goute, do bỏng, sau phẫu thuật dây chằng, sau kết hợp xương, sau bó bột…).

- Điều trị các bệnh khác như: vết thương vết loét lâu lành, tắc tia sữa, làm mềm tổ chức sẹo cứng, viêm khớp thái dương hàm, viêm sụn vành tai....

- Thực hiện chăm sóc toàn diện như: Hướng dẫn tư thế đúng, lăn trở phòng loét do đè ép, hướng dẫn chăm sóc đường niệu, đường ruột, phòng tránh các thương tật thứ cấp (teo cơ, cứng khớp, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch sâu...)

Khoa Da liễu

Hoạt động chuyên môn

 - Khoa Da liễu hiện nay đang tiếp nhận khám và điều trị có hiệu quả các bệnh ngoài da và các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo những phác đồ tiên tiến và cập nhật, nhất là các bệnh da liễu nặng và khó chữa như: dị ứng thuốc thể nặng, bệnh luput đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm bì cơ, viêm mạch hoại tử, vẩy nến, các BLTQĐTD, và nhiều bệnh da khó chữa khác... nếu như trước đây đa số bệnh nhân xin chuyển tuyến trên (Hà Nội) thì nay hầu hết đều có nguyện vọng được điều trị tại Khoa Da liễu BVĐKTW TN.

 - Khoa đã và đang triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh da như: phẫu thuật LASER CO2 cắt bỏ các bớt, các vết xăm, vết tàn nhang, rám má, hạt cơm, các u nhú, u tuyến bã, tuyến mồ hôi, sùi mào gà, u mềm lây, viêm cổ tử cung lộ tuyến,…; áp dụng điều trị LASER ngoại mạch (He) vào điều trị nhiều bệnh da khác như: các bệnh viêm da, eczema cấp và mạn tính, vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, zona, herpes, thuỷ đậu... Các kỹ thuật trên đang ngày càng góp phần đáng kể vào sự nghiệp nâng cao chất lượng chung về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, tin tưởng và lựa chọn sử dụng những dịch vụ này tại Khoa Da liễu trong những năm gần đây.

 - Khoa Da liễu còn là trung tâm - nơi có các thầy thuốc nhiều kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu, có khả năng tư vấn về các vấn đề chăm sóc, điều trị và phục hồi thẩm mĩ da liễu cũng như giáo dục sức khoẻ phòng chống các bệnh da, bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đối tượng khác nhau tại địa phương và các tỉnh bạn.

 - Khoa vừa là nơi thực hành của nhiều đối tượng đào tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học dự phòng, cử nhân điều dưỡng với các hệ đại học và sau đại học, đồng thời cũng là đơn vị chuyên sâu về khả năng nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CSSK và dự phòng về chuyên ngành Da liễu.

Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu

Thành lập từ năm 2013, với 4 bác sỹ và 5 điều dưỡng, trang thiết bị còn hạn chế. Tuy nhiên được sự đồng thuận và tạo điều kiện của ban giám đốc Bệnh viện, các phòng ban, khoa liên quan và sự lỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên khoa, đến nay khoa đã ngày càng lớn mạnh.

Khoa có nhiệm vụ khám chữa bệnh ngoại trú và điều trị bệnh nhân nội trú cho người bệnh có nhu cầu chi trả một phần viện phí.

Tình hình nhân sự khoa

- Lực lượng làm việc thường xuyên tại khoa trên 60 nhân viên, trong đó có 1 Tiến sỹ, 8 Bác sỹ CKII, 7 thạc sỹ y học.Ngoài ra, còn có sự phối kết hợp của các bác sỹ trong bệnh viện, Khoa lên lịch mời các Giáo sư, Tiến sỹ của Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên và các Bệnh viện đầu ngành Hà Nội cùng tham gia khám, phẫu thuật theo yêu cầu người bệnh.

- Đội ngũ điều dưỡng viên nhanh nhẹn, nhiệt tình, được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng giao tiếp tốt. 

Hoạt động chuyên môn

-  Khám bệnh, kê đơn điều trị ngoại trú cho người bệnh có nhu cầu.

-  Khám và điều trị nội trú cho các bệnh trong danh mục quy định của Bộ y tế. Phẫu thuật theo giờ, theo ngày; chọn thầy thuốc, phẫu thuật viên…

-  Làm xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng khi có yêu cầu.

-  Phẫu thuật các ca bệnh theo yêu cầu: Phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật nội soi phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật kỹ thuật cao khác.

-  Quản lý thai sản, chăm sóc sản phụ theo yêu cầu.

-  Hợp tác các đơn vị khoa, phòng, trung tâm trong và ngoài bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

-  Nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong điều trị tại khoa.

-  Khám sức khỏe cho mọi đối tượng bệnh nhân khi có yêu cầu.

-  Khám sức khỏe cho các cá nhân, tổ chức chuẩn bị đi công tác, lao động, học tập tại nước ngoài.

-  Khám sức khỏe, chữa bệnh cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam

Khoa Huyết học lâm sàng

-      Khoa Huyết Học Lâm Sàng được thành lập vào ngày 01/06/2016 theo quyết định số 1726/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế và quyết định 406/QĐ-BV của Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.

-      Tiền thân của thuộc khoa Nội Tiêu Hóa- Tiết Niệu- Huyết Học Lâm Sàng và Trung tâm Huyết Học – Truyền máu bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên. Khoa được hình thành từ nhu cầu thực tiễn về việc khám, chữa bệnh về máu và cơ quan tạo máu cũng như quá trình phát triển của bệnh viện trung ương Thái Nguyên.

Chức năng, nhiệm vụ

  • Khám, điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu.
  • Tham vấn, phối hợp với các chuyên khoa khác trong điều trị bệnh nhân có bệnh lý liên quan huyết học và bệnh lý phối hợp.
  • Trực thuộc Trung tâm Huyết Học - Truyền máu, tham gia công tác hiến máu.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học, phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước trong chẩn đoán và điều trị bệnh lí huyết học.
  • Là nơi thực hành của các đối tượng đại học và sau đại học trường đại học Y- Dược Thái Nguyên.

Hoạt động chuyên môn

  • Khám, điều trị các bệnh lý Huyết Học theo phác đồ tiêu chuẩn, thường xuyên được cập nhật, gồm các bệnh máu ác tính, bệnh di truyền và bệnh lý mắc phải lành tính như: bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu kinh dòng tủy, bạch cầu kinh dòng lympho, suy tủy, rối loạn sinh tủy, nhóm bệnh thalassemia, hemophilia và nhiều bệnh lý thiếu máu khác…..
  • Tham gia công tác hiến máu.
  • Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cũng như áp dụng những phác đồ mới có hiệu quả. Khuyến khích các cá nhân nghiên cứu khoa học.
  • Nâng cao tinh thần,thái độ phục vụ người bệnh; cải tiến quy trình khám, chữa bệnh.

Khoa Ngoại thần kinh

Khoa Ngoại Thần kinh được thành lập ngày 05 tháng 1 năm 2015.Ban đầu Khoa Ngoại Thần kinh hoạt động với chỉ tiêu 40 giường bệnh, có 18 cán bộ viên chức

Chức năng nhiệm vụ

+ Khám, chữa bệnh và tư vấn cho các bệnh nhân thuộc chuyên ngành Ngoại Thần kinh, tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

+ Tham gia giảng dạy đào tạo bác sĩ chuyên khoa ngoại, sinh viên y khoa, cử nhân điều dưỡng. Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế…

Hoạt động chuyên môn

Tại khoa Ngoại Thần Kinh, các bác sĩ đã triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương cũng như các bệnh lý của sọ não và cột sống.

- Phẫu thuật chấn thương sọ não: Khoa ngoại Thần kinh đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não thường quy, là trung tâm tiếp nhận, cấp cứu và phẫu thuật các bệnh nhân bị chấn thương sọ não do TNGT, TNSH, TNLĐ… của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung

- Phẫu thuật bệnh lý của sọ não: Khoa Ngoại Thần kinh đã tiến hành phẫu thuật cho hàng nghìn bệnh nhân có bệnh lý về sọ não, trong đó có nhiều ca nặng và phức tạp

- Phẫu thuật cột sống: Khoa ngoại Thần kinh đã tiến hành phẫu thuật điều trị cho nhiều bệnh nhân chấn thương cũng như có bệnh lý về cột sống cổ, ngực, thắt lưng…

- Phẫu thuật điều trị các bệnh lý của cột sống, tủy sống

Khoa Ngoại Nhi

Các khu phòng chức năng

+ Phòng khám Ngoại Nhi  Tầng 1 Khoa khám bệnh của bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Do các bác sĩ chuyên khoa ngoại nhi đảm nhận và trực tiếp thăm khám tư vấn điều trị các bệnh lý dị tật Tiết Niệu – Sinh Dục, các dị tật Tiêu Hóa, Các bệnh lý Ngoại Nhi

+ Trong khoa có các phòng điều trị nội trú và các phòng phục phụ công tác chuyên môn

+ Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh khoa có các phòng dịch vụ theo yêu cầu của người bệnh nội trú, phòng đôi, phòng riêng cho gia đình với đầy đủ các trang thiết bị và đồ dùng hiện đại

Chức năng nhiệm vụ khoa

- Tổ chức tiếp nhận khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhi cần phải được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật của Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực.

- Ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong phẫu thuật nhi để áp dụng vào công tác điều tri. Điều trị theo đúng Phác đồ của Bộ Y tế và ngành đề ra.

Khoa Hô hấp

Khoa Nội Hô hấp Bệnh viện Trung Ương Thái nguyên là một khoa lâm sàng trong hệ thống các khoa phòng của bệnh viện, được thành lập từ ngày 25 tháng 01 năm 2019, Theo quyết định số 50/QĐ-BV ngày 25 tháng 01 năm 2019. Khoa được thành lập dựa trên cơ sở hạ tầng và nhân sự của khoa Nội tiết – Hô hấp Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trước đây, do nhu cầu phục vụ người bệnh cũng như phát triển các mũi nhọn chuyên sâu của Bệnh viện Trung ương đóng tại địa bàn Thái Nguyên. Từ khi thành lập, khoa Nội Hô hấp đảm nhận nhiệm vụ chính là khám và điều trị nội trú cho các đối tượng bệnh lý hô hấp.

Chức năng nhiệm vụ khoa

- Khoa Hô hấp là khoa lâm sàng tiếp nhận tất cả bệnh nhân thuộc bệnh lý về hô hấp, thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.

- Trong khám chữa bệnh kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng và kết hợp các chuyên khoa.

- Hàng năm, chỉ tiêu giường bệnh nội trú của khoa được giao là 35 giường.

- Tham gia đào tạo cho các lớp CK1, CK2, cao học, nội trú, Y chính quy Y3-Y6, chuyên tu Y & dược, cử nhân điều dưỡng đại học, điều dưỡng trung học của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái nguyên.

- Tham gia tư vấn sức khỏe cộng đồng trên sóng phát thanh của Đài PTTH Thái Nguyên

- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến: Cử cán bộ tham gia công tác chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới theo kế hoạch hàng năm của trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện.

Một số kỹ thuật chuyên môn

Các thủ thuật thực hiện thường quy tại khoa: Nội soi phế quản, ghi điện tâm đồ tại giường, đo chức năng hô hấp, chọc hút dịch màng phổi, chọc hút khí màng phổi, ngoài ra còn phối hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh hội chẩn sớm những trường hợp bệnh nhân Ho ra máu và có chỉ định nút mạch phế quản kịp thời cho bệnh nhân, kết hợp với khoa ngoại tim mạch chọc dẫn lưu màng phổi liên tục…

Khoa Nội tiết

Khoa Nội tiết Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là một khoa lâm sàng trong hệ thống các khoa phòng của bệnh viện, được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2019 theo Quyết định số 48/QĐ-BV ngày 23 tháng 01 năm 2019. Khoa được thành lập dựa trên cơ sở hạ tầng của khoa Nội và nhân sự của khoa Nội tiết-Hô hấp (09 viên chức), 02 viên chức của Trung tâm U bướu, 01 viên chức của khoa Tâm thần, 01 viên chức của khoa HST. Khoa được thành lập do nhu cầu phục vụ người bệnh, phát triển các mũi nhọn chuyên sâu của Bệnh viện Trung ương đóng tại địa bàn Thái Nguyên.

Chức năng, nhiệm vụ khoa

- Khoa Nội tiết là khoa lâm sàng tiếp nhận tất cả bệnh nhân thuộc bệnh lý về nội tiết - đái tháo đường,  thực hiện các phương pháp thủ thuật, dùng thuốc để chữa bệnh.

- Trong khám chữa bệnh kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng và kết hợp các chuyên khoa.

- Hằng năm, chỉ tiêu giường bệnh nội trú của khoa được giao là 30 giường. 01 phòng khám chuyên khoa Nội tiết – Y học hạt nhân tại khoa Khám bệnh đa khoa.

- Tham gia đào tạo cho các lớp CK1, CK2, Cao học,  BS Nội trú, Y chính quy Y4-Y6, Chuyên tu Y & dược, Cử nhân điều dưỡng đại học của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.

- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến: Cử cán bộ tham gia công tác chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới theo kế hoạch hằng năm của Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện.

Khoa Sinh hóa

Khoa Sinh hóa, bệnh viện trung ương Thái Nguyên được thành lập từ năm 1980, tiền thân được tách ra từ khoa xét nghiệm. Từ ngày đầu với số cán bộ viên chức mỏng, với trang thiết bị còn thô sơ: máy sinh hóa tự động 4010, máy điện giải đồ cirba corning, máy nước tiểu bán tự động… khoa Sinh hóa đã từng bước triển khai những xét nghiệm cơ bản phục vụ bệnh nhân. Tuy số lượng xét nghiệm không nhiều nhưng cũng đã góp phần trong công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.

Hoạt động chuyên môn

Xét nghiệm phục vụ bệnh nhân trong lĩnh vực Hóa sinh, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về số lượng và chất lượng xét nghiệm ngày càng tăng của Bệnh viện. Thực hiện các xét nghiệm phục vụ bệnh nhân cấp cứu 24/24h, 7 ngày trong tuần.

Phát triển khoa học kỹ thuật mới theo danh mục kỹ thuật phân tuyến của Bệnh viện trung ương chiếm 80 % danh mục phân tuyến. Kịp thời cập nhật các xét nghiệm mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới đảm bảo chất lượng, tính cập nhật của dịch vụ xét nghiệm.

+ Thực hiện các xét nghiệm Sinh hóa máu: đánh giá chức năng tất cả các cơ quan trong cơ thể từ những cơ quan như gan, thận, tụy đến những cơ quan phức tạp như các tuyến nội tiết trong cơ thể: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến vú, tuyến.. để được xác định bằng các xét nghiệm Sinh hóa.

+ Thực hiện các xét nghiệm Sinh hóa miễn dịch: các marker sàng lọc, chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị ung thư;  thuốc, các chất bất thường trong máu với nồng độ rất thấp;

+ Sinh hóa nước tiểu: thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ban đầu các bệnh lý trong cơ thể: bệnh thận, Đái tháo đường, bệnh gan, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, toan chuyển hóa…

+ Xét nghiệm Sinh hóa dịch: bao gồm các xét nghiệm định lượng các chất trong dịch: tụy, dịch màng não, màng tim, dịch ổ bụng, dịch khớp để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Khoa được chuyển lên cơ sở mới, tầng 6 khu nhà kỹ thuật 15 tầng với diện tích 1500 m2, thiết kế theo hướng phòng xét nghiệm hiện đại, luồng công việc 1 chiều thuận lợi.

+ Khoa đã được trang bị từng bước các máy móc hiện đại về Sinh hóa tự động hoàn toàn, máy miễn dịch tự động, máy nước tiểu tự động.. và định hướng sẽ trang bị hệ thống kết nối “giải pháp toàn diện” cho phòng xét nghiệm Sinh hóa với ước mong nâng cao chất lượng xét nghiệm và giảm chờ đợi của bệnh nhân từ khi lấy máu đến khi nhận kết quả, bác sỹ kê đơn  là thuốc 60 phút.

+ Toàn bộ qui trình xét nghiệm đã được tự động hóa  LIS- HIS: từ khâu chỉ định dịch vụ  tại phòng khám→ thu phí →  tiếp nhận → lấy chỉ định → phòng xét nghiệm → phòng khám ban đầu. Kết quả của bệnh nhân được đánh giá, trả cho bệnh nhân và lưu trữ qua hệ thống mạng của bệnh viện.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa Chống nhiễm khuẩn (tiền thân của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn) được thành lập theo quyết định số 189/QĐ-BV của Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ngày 22/12/1999 từ sự kết hợp giữa bộ phận Hấp sấy, tiệt trùng và bộ phận giặt là thuộc phòng Hành chính quản trị.

Năm 2010, khoa Chống nhiễm khuẩn được đổi tên thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2009 của Bộ Y tế. khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đủ năng lực đảm trách tốt công tác KSNK bệnh viện, được các bệnh viện ở khu vực Miền núi phía bắc tin tưởng, học tập trao đổi kinh nghiệm.

Nhân sự khoa

- Tổng số: 35 CBVC trong đó:

  • 03 Cử nhân.
  • 01 Điều Dưỡng trung cấp
  • 02 Kỹ thuật viên Trung cấp
  • 02 nhân viên kỹ thuật
  • 27 Hộ Lý và y công.

Hoạt động chuyên môn

- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiệm vụ trọng tâm của khoa KSNK. Tổ Hành chính- giám sát lập kế hoạch hàng năm và triển khai giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện thường quy và đột xuất như: giám sát vi sinh vật và giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vệ sinh tay… thường quy tiến hành điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa và trung tâm để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn và nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Ứng dụng phần mềm Medisoft để hỗ trợ giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên mạng nội bộ như: Điều tra đánh giá tình hình Nhiễm khuẩn Bệnh viện, Nhiễm khuẩn vết mổ, Viêm phổi Bệnh viện và có biện pháp can thiệp sau điều tra.

- Khoa KSNK đã đồng hành được với sự phát triển mạnh mẽ của các chuyên khoa và đáp ứng nhiều kỹ thuật cao và chuyên sâu như: Ghép thận, mổ tim hở, phẫu thuật vi phẫu, mổ nội soi thay khớp,….

- Chuẩn hóa và xây dựng các qui trình KSNK và bảng kiểm giám sát theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ban hành .

- Phối hợp khoa Vi Sinh giám sát Vi sinh vật thường quy và đột xuất theo hướng dẫn Thông tư số 18.

- Phối hợp khoa Vi Sinh, bộ phận Dược Lâm Sàng theo dõi VK kháng thuốc và sử dụng kháng sinh. Đã có những điều tra sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân trong toàn viện và trên bệnh nhân phẫu thuật.

- Phối hợp phòng KHTH xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo, theo dõi rủi ro nghề nghiệp cho nhân viên y tế. 

- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giám sát quy trình thu gom, phân loại chất thải y tế.

Khoa Thăm dò chức năng

Khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 61/GĐ - QĐ ngày 14 tháng 3 năm 1996 của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Nhân sự lúc mới thành lập khoa gồm có 7 cán bộ được tách ra từ khoa Nội (trong đó có 1 bác sĩ, 5 điều dưỡng trung học và 1 nhân viên phục vụ). Khoa có cơ sở vật chất ban đầu là tầng 2 khu nhà Hồi sức cấp cứu để phục vụ cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Ban đầu các thăm dò chức năng của khoa chủ yếu phục vụ chẩn đoán như siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, điện tim, điện não, soi dạ dày, soi trực tràng chỉ với một vài hệ thống máy. Qua hơn 20 năm phát triển và trưởng thành cho đến nay đội ngũ cán bộ viên chức của khoa không ngừng lớn mạnh số lượng cán bộ ngày càng đông, trình độ chuyên môn ngày càng cao.

Chức năng nhiệm vụ khoa

  • Khoa Thăm dò chức năng là khoa có sử dụng các thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán hình thái, chức năng các cơ quan trong cơ thể như siêu âm, điện tim, đồng thời làm các thủ thuật như siêu âm trong mổ ghép thận, trong mổ dẫn lưu dịch não thất, chọc hút nang gan, nang thận, thủ thuật nội soi tiêu hoá để chẩn đoán và điều trị…
  • Tổ chức, triển khai các kỹ thuật thăm dò chức năng để khám chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Tham gia đào tạo cán bộ y tế về các lĩnh vực siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản, nội soi tiêu hoá, điện tim …
  • Tham gia nghiên cứu khoa học: nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán cũng như điều trị, triển khai các đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ứng dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày.
  • Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến khoa đã tích cực hưởng ứng đề án 1816 của Bộ y tế luân phiên cán bộ xuống y tế cơ sở. Khoa đã cử các cán bộ xuống giúp các bệnh viện của các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hoà Bình, Yên Bái và một số bệnh viện trong tỉnh Thái Nguyên. Mở các lớp siêu âm, nội soi tiêu hóa, điện tim,  theo đề án 1816; đề án 47 & 930.
  • Tham gia hợp tác với các chuyên gia đầu nghành, tập trung vào các nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, cử các cán bộ tham gia hội thảo chuyên ngành và đào tạo trong nước.

Hoạt động chuyên môn

 - Công tác chẩn đoán, điều trị bệnh đang là ưu thế của khoa trong lĩnh vực siêu âm bằng các thế hệ máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới như máy siêu âm hãng Philip, Aloka, Siemen…với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đã thực hiện thành thạo kỹ thuật siêu âm ổ bụng tổng quát, siêu âm chẩn đoán viêm ruột thừa, lồng ruột, siêu âm khớp, siêu âm các tuyến, siêu âm 4 chiều chẩn đoán trước sinh, siêu âm tim thai, siêu âm Doppler tim mạch, siêu âm Doppler tim qua thực quản… Với kỹ thuật hướng dẫn trên đường Biospy trong máy siêu âm khoa đã tiến hành thường quy chọc hút xét nghiệm tế bào gan bằng kim nhỏ, choc hút ổ áp xe gan, áp xe ruột thừa; chọc hút nang gan, nang thận, và các khối dịch khu trú trong ổ bụng.

 - Kĩ thuật siêu âm Doppler tim - mạch hiện nay đã được sử dụng thành thạo, chẩn đoán chính xác những bệnh lí về tim mạch hỗ trợ đắc lực cho Trung tâm tim mạch trong công tác phẫu thuật tim hở, phẫu thuật tim kín cũng như can thiệp các bệnh lí về tim - mạch như đặt máy tạo nhịp tim, đặt stent động mạch vành. Đặc biệt kĩ thuật mới đang được khoa áp dụng trong công tác chẩn đoán bệnh lí mạch thận góp phần quan trọng trong chương trình phẫu thuật ghép thận đang được Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện thường qui.

 - Trong lĩnh vực nội soi, từ nội soi chẩn đoán đến nội soi điều trị với các hệ thống máy nội soi hiện đại nhất của Nhật đang được sử dụng cùng nhiều kĩ thuật thăm dò đã trở thành thường quy như nội soi dạ dày, đại tràng gây mê, cắt polyp ống tiêu hóa, lấy dị vật ống tiêu hóa, tiêm kẹp clip cầm máu ổ loét dạ dày  hành tá tràng, thắt tĩnh mạch thực quản… Những kĩ thuật trên đã góp phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân bị bệnh về đường tiêu hóa được tốt hơn và giúp cho người bệnh vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo, tránh khỏi các cuộc phẫu thuật nặng nề.

Khoa Dinh dưỡng

Chức năng nhiệm vụ

- Tham mưu, tư vấn và đề xuất cho BGĐ các hoạt động về dinh dưỡng, hậu cần trong và ngoài Bệnh viện

- Xây dựng các chế độ ăn phù hợp cho từng loại Bệnh lý

- Điều trị về chế độ dinh dưỡng cho Bệnh nhân tại các khoa lâm sàng

- Hội chẩn dinh dưỡng với các khoa lâm sàng

- Quản lý chế độ ăn trong Bệnh viện

- Quản lý chất lượng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Truyền thông giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng hợp lý

- Đào tạo chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học

Hoạt động chuyên môn

- Tham gia điều trị theo nhóm tại các khoa lâm sàng (Bác sĩ điều trị, điều dưỡng, dược sĩ, dinh dưỡng)

- Tham gia điều trị và trực tiếp y lệnh Chế độ ăn cho bệnh nhân. Hội chẩn về dinh dưỡng và xây dựng các chế độ ăn cho người bệnh tại các khoa phòng điều trị

- Triển khai cho ăn bằng bơm qua sonde. Điều chỉnh thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh

- Khám, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân ngoại trú và nội trú

- Phối hợp với phòng điều dưỡng và các khoa Lâm sàng thực hiện nhiều buổi truyền thông và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú.

- Phục vụ các đối tượng: Nhân viên tại Bệnh viện, Bệnh nhân, người nhà Bệnh nhân, các bữa ăn từ thiện, ăn chay,..

- Khoa có hội đồng nghiệm thu và kiểm tra, giám sát VSATTP

- Thực hiện lưu mẫu hằng ngày theo quy định

Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bảng giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tại BV Trung ương Thái Nguyên:

STT Dịch vụ  ĐVT Đơn giá theo TT37 và 39/2018/BYT (đồng) Đơn giá theo TT13 và 14/2019/BYT (đồng)
1 Khám Nhi Lần 37.000 38.700
2 Khám Nội 5 Lần 3.700 3.870
3 Khám Nhi 2 Lần 11.100 11.610
4 Khám Nhi 5 Lần 3.700 3.870
5 Khám Lao Lần 37.000 38.700
6 Khám Da liễu Lần 37.000 38.700
7 Khám Nội tiết Lần 37.000 38.700
8 Khám YHCT Lần 37.000 38.700
9 Khám Bỏng Lần 37.000 38.700

Hệ thống Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tìm chi nhánh bệnh viện

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại BVTW Thái Nguyên và những điều cần lưu ý

Quy trình khám bệnh tại BVTU Thái Nguyên

Bước 1: Người bệnh đến trực tiếp quầy tiếp nhận thông tin, điền đầy đủ thông tin vào phiếu khai thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc ,…

Bước 2: Sau khi cung cấp thông tin, lấy số thứ tự của mình và được hướng dẫn ngồi chờ

Bước 3: Bệnh nhân ngồi tại ghế chờ theo số thứ tự.

Bước 4: Nộp phiếu khai thông tin tại quầy đăng nhập để làm hồ sơ khám.

Bước 5: Đợi đến số thứ tự của mình và vào khám

Bước 6: Làm theo chỉ định của bác sĩ: siêu âm, xét nghiệm,… nếu có

Bước 7: Nộp phí siêu âm, xét nghiệm (nếu có)

Bước 8: Lên phòng khám siêu âm, xét nghiệm và đợi kết quả

Bước 9: Lấy kết quả và quay trở lại phòng khám gặp bác sĩ

Bước 10: Lấy toa thuốc và tới nhà thuốc mua thuốc, thanh toán rồi ra về

Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại BVTW Thái Nguyên

Vũ Lê Anh

Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá về bệnh viện này



Viết bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi Nhận Xét
nhận xét
Sắp xếp : Mới nhất
back to top
tìm sản phẩm phù hợp Tìm sản phẩm phù hợp
1900636232 1900 636 232
chat Chat ngay
HOTLINE: 1900 636 232