Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

0 bình luận

Địa chỉ: 76 Đ. Nhị Thanh, Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Năm thành lập: 1909

E: bvdakhoa@langson.gov.vn

H: 02053.870.039

W: http://bvdklangson.com.vn/

.

  • Giới Thiệu

  • Giờ Làm Việc

  • Khoa Khám Bệnh

  • Bảng Giá Dịch vụ

  • Địa Chỉ

  • Hướng Dẫn

  • FAQ

  • Đăng Ký

  • Đánh Giá

Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh, ra đời từ năm 1909. Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Bệnh viện hạng I, với tổng số giường bệnh 650 (70 giường xã hội hóa); với tổng số 37 khoa phòng.

Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn đã góp phần rất nhiều trong sự phát triển của nghành Y tế tỉnh. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, bệnh viện là nơi thăm khám của rất nhiều bệnh nhân. Trong công tác khám chữa bệnh, bệnh viện luôn là đơn vị cố gắng đạt và vượt chỉ tiêu chuyên môn được giao.

Giờ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn

Thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn:

  • Thứ 2 - 6: từ 7h00 đến 17h00
  • Thứ 7, CN không làm việc
  • Cấp cứu 24/7

Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn

Khoa Nội I

Đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt do thiếu máu não,… là những vấn đề về thần kinh cần được thăm khám, điều trị sớm và dứt điểm. Để giúp người bệnh giải quyết những vấn đề này tốt nhất, Khoa Nội I là địa chỉ tin cậy để thăm khám và điều trị các vấn đề về thần kinh.

Khoa Nội 1 được thành lập năm 2009. Hiện nay khoa  có 23 cán bộ:

  • Bác sỹ: 7
  • Điều dưỡng: 15
  • Hộ lý: 1
  • Giường bệnh: 40

Tình hình hoạt động

- Khoa nội 1 có nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị các bệnh về thần kinh, tâm thần, nội tiết, tiết niệu và một số bệnh nội khoa khác. Mở rộng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa thần kinh. Mỗi năm, Khoa khám trên 21.000 và điều trị trên 3.000 lượt bệnh nhân.

- Hiện nay, Khoa Nội I đang áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh về thần kinh. Khoa đang triển khai kỹ thuật Siêu âm Doppler xuyên sọ trong chẩn đoán các bệnh lý mạch máu. Kỹ thuật này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh thần kinh.

- Khoa Nội I luôn chú trọng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật. Khoa liên tục cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo chuyển giao kỹ thuật, thường xuyên cập nhập các kỹ thuật mới trong chăm sóc và điều trị. Công tác nghiên cứu khoa học cũng luôn được Khoa tiến hành thường xuyên. Hàng năm, Khoa đều có các đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai, phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh.

- Cùng với nâng cao chất lượng chuyên môn, việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ đã được Khoa đẩy mạnh. Nhờ đó, tập thể Khoa Nội I nhiều năm liền nhận được Giấy khen của Sở Y tế vì đạt thành tích tốt trong thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Khoa nhận được nhiều lời khen từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

- Khoa Nội I đang nhận được sự hỗ trợ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Nội I sẽ triển khai thêm các kỹ thuật chuyên khoa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Với phương châm tận tụy và hết mình vì người bệnh, Khoa Nội I luôn nỗ lực để tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái nhất trong quá trình điều trị, mang lại cho người bệnh sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của Khoa. 

Khoa Nội A

Khoa nội A tiền thân là phân viện A Lạng Sơn. Từ năm 1993 phân viện A Lạng Sơn được sáp nhập thành khoa Nội A. Hiện nay, Khoa đang được Giám đốc bệnh viện trực tiếp quản lý; có 15 cán bộ:

  • Bác sỹ: 5
  • Điều dưỡng: 8
  • Hộ lý: 2

Hoạt động chuyên môn

- Khoa Nội A có nhiệm vụ cơ bản: khám, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân là cán bộ thuộc diện tỉnh quản lý cả đương chức và nghỉ hưu. Mỗi năm, Khoa khám và điều trị cho gần 1.000 lượt bệnh nhân.

- Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho nhân dân, Khoa Nội A thường xuyên cử bác sỹ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

- Cùng với nâng cao chất lượng chuyên môn, việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ đã được Khoa đẩy mạnh. Tập thể Khoa Nội A luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhiều năm liền nhận được Giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế, Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Khoa nhận được nhiều lời khen từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Theo khảo sát hài lòng người bệnh hàng năm, 100% người bệnh hài lòng về chất lượng chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ của Khoa.

- Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, Khoa Nội A sẽ tiếp tục triển khai thêm các kỹ thuật nội khoa, chăm sóc tốt cho sức khỏe của người bệnh.

- Với phương châm tận tụy và hết mình vì người bệnh, Khoa Nội A luôn nỗ lực để tạo môi trường điều trị tốt nhất cho người bệnh, mang lại cho người bệnh sự an tâm và tin tưởng.  

Khoa Nội II

Tiêu hóa – Hô hấp – Cơ xương khớp là những cơ quan có vai trò quan trọng đảm bảo sự sống của con người. Hầu hết trong chúng ta, ai cũng từng gặp phải vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, cơ xương khớp ít nhất một lần trong đời. Đây là vấn đề có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, Khoa Nội II - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) ra đời giúp điều trị và phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, cơ xương khớp, một số bệnh về máu một cách hiệu quả.

Ngày 23/02/2009, Khoa Nội II được thành lập trên cơ sở tách từ khoa Nội B với 16 cán bộ (5 bác sỹ, 10 điều dưỡng và 1 hộ lý). Đến nay, với sự phát triển không ngừng về cả quy mô và năng lực, khoa đã có 32 cán bộ:

  • Bác sĩ: 8  
  • Điều dưỡng: 22,
  • Hộ lý: 2
  • Tổng số giường bệnh: 61

Tình hình hoạt động

- Khoa Nội II có nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị nội trú cho người bệnh thuộc chuyên khoa hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp và một số bệnh nội khoa khác; quản lý phòng khám ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản. Với đội ngũ y, bác sỹ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, thường xuyên được cập nhật kiến thức y khoa từ các bệnh viện tuyến trung ương để đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Mỗi năm, Khoa khám và điều trị cho trên 10.000 lượt bệnh nhân.

- Cùng với sự phát triển của bệnh viện, cũng như đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Khoa Nội II ngày càng phát triển chuyên môn đồng thời trang bị thêm máy móc hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh. Hiện nay, Khoa đang áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị:

  • Nội soi phế quản bằng máy nội soi trong điều trị các bệnh lý hô hấp, cho kết quả nhanh chóng và chính xác.
  • Kỹ thuật tiêm nội khớp có giá trị chống viêm tại chỗ hiệu quả, giảm đau nhanh,  áp dụng trong điều trị các bệnh khớp.
  • Chọc dò dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm lấy bệnh phẩm xét nghiệm hoặc giải phóng sự chèn ép nhu mô phổi bởi sự chiếm chỗ của dịch trong khoang màng phổi.
  • Chọc hút mủ màng phổi, ổ áp xe phổi dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm giải phóng màng phổi khỏi sự chèn ép do dịch.
  • Khoa còn thực hiện các kỹ thuật: sinh thiết màng phổi mù, đo chức năng hô hấp nhằm phát hiện bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản… giúp người bệnh được sử dụng các dịch vụ, kĩ thuật cao mà không phải chuyển tuyến trên.

- Không chỉ chú trọng việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân, Khoa Nội II còn quan tâm đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Năm 2015, BVĐK thành lập CLB "Hơi thở sức sống mới" là nơi sinh hoạt chung cho bệnh nhân mắc hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khoa Nội II đảm nhiệm phần chuyên môn, trực tiếp sinh hoạt, hướng dẫn và tư vấn cho người bệnh điều trị bệnh tại nhà đồng thời tổ chức sinh hoạt CLB định kỳ 1 lần/tháng, thu hút 150-200 hội viên tham dự.

- Hiện nay, Khoa Nội II đang phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Phổi Trung ương, để nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Nội II sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật như: Mở màng phổi dẫn lưu khí, mở màng phổi dẫn lưu dịch, thở máy áp lực dương không xâm nhập, tiêm khớp huyết tương giàu tiểu cầu...Tiếp tục kết nối với các bệnh viện tuyến trên, tiếp nhận chuyển giao và phát triển các kỹ thuật mới trong chuyên ngành Tiêu hóa – Hô hấp -  Cơ xương khớp và một số bệnh về máu.

Khoa Nội III

Thận là bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng lọc máu, thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi thận suy giảm chức năng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối, quả thận ngừng làm việc hoàn toàn. Lúc này, bệnh nhân suy thận cần được chạy thận nhân tạo. Khoa Nội III (thận – tiết niệu – lọc máu) sẽ giúp người bệnh chạy thận bằng phương pháp tiên tiến để người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Năm 2011, Khoa Nội III được thành lập trên cơ sở tách ra từ khoa Nội I. Hiện nay, Khoa có 22 cán bộ:

  • Bác sỹ: 4
  • Điều dưỡng: 17
  • Hộ lý: 1
  • Tổng số giường bệnh: 13 giường bệnh nội trú và 23 giường bệnh lọc máu.

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Nội III làm nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị nội trú cho người bệnh suy thận cấp và mãn tính, lọc máu cấp cứu cho người bệnh suy thận cấp, rối loạn điện giải, tăng Kali máu, ngộ độc cấp…Mỗi năm, Khoa tiếp nhận điều trị cho khoảng 300 ca về bệnh thận, tiết niệu và lọc máu ngoài cơ thể cho 165 người bệnh sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, với số lần lọc máu chu kỳ khoảng 23.000 lượt /năm, lọc máu cấp cứu hơn 300 lượt/năm.

Tình hình hoạt động

- Hiện nay, Khoa đang áp dụng và triển khai kỹ thuật cao trong điều trị:

  • Lọc máu cấp cứu, lọc máu chu kỳ
  • Lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách, siêu lọc máu HDF - online

- Tập thể Khoa Nội III nhiều năm liền nhận được Giấy khen của Sở Y tế vì đạt thành tích tốt trong thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao; nhận được nhiều thư cảm ơn từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Theo khảo sát sự hài lòng người bệnh hàng năm, trên 90 % bệnh nhân hài lòng với chất lượng chuyên môn, dịch vụ của Khoa.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Nội III sẽ triển khai thêm các kỹ thuật lọc máu công nghệ cao, nâng cao chất lượng điều trị, để nhân dân được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà.

Khoa Nhi

Niềm hạnh phúc của mỗi đứa trẻ là được sinh ra khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn có những trẻ kém may mắn, phải chịu nỗi đau bệnh tật. Hiểu được nỗi đau ấy, tập thể Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đang nỗ lực không ngừng để đem đến nụ cười cho trẻ thơ.

Khoa Nhi là một trong bốn trụ cột chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa (Nội – Ngoại – Sản – Nhi), số lượng giường bệnh là 65 giường và là một trong những khoa lớn của BVĐK. Hiện nay, Khoa có 36 cán bộ:

  • Bác sỹ: 9
  • Điều dưỡng: 25
  • Hộ lý: 2

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Nhi thực hiện nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ; truyền thông phòng bệnh nhi khoa. Mở rộng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa. Mỗi năm, Khoa tiếp nhận và điều trị hơn 4.000 trẻ, điều trị thành công nhiều trường hợp trẻ sơ sinh non tháng, cân nặng thấp.

Tình hình hoạt động

- Hiện nay, Khoa đang áp dụng và triển khai các thủ thuật phức tạp trong điều trị bệnh lý ở trẻ:

  • Phương pháp bơm Surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh.
  • Chiếu đèn tích cực điều trị vàng da sơ sinh.
  • Thở máy không xâm nhập và thở máy bằng xâm nhập.

- Khoa Nhi đang phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Nhi Trung ương trong công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Nhi sẽ triển khai thêm các kỹ thuật chuyên khoa: Đặt catheter tĩnh mạch rốn ở trẻ sơ sinh, kỹ thuật đo áp lực động mạch liên tục, thay máu bán phần cho trẻ sơ sinh đa hồng cầu,… để người bệnh được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trang thiết bị:

  • Máy thở xâm nhập
  • Máy thở CPAP
  • Đèn chiếu vàng da
  • Giường chiếu vàng da
  • Lồng ấp
  • Giường sưởi

Khoa Mắt

Đôi mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của con người. Khoa Mắt là nơi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc để đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Khoa Mắt được tách ra thành khoa riêng biệt từ khoa chuyên khoa Mắt - Răng hàm mặt - Tai mũi họng từ ngày 01/10/2005. Kể từ đó đến nay đã có nhiều bước phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Khi mới thành lập, Khoa chỉ có 3 bác sĩ. Hiện nay, tổng số nhân lực của Khoa là 14, trong đó:

  • Bác sĩ: 6 (1 bác sỹ chuyên khoa cấp 2, 2 bác sỹ chuyên khoa cấp 1, 1 thạc sỹ y khoa, 2 bác sỹ chuyên khoa định hướng Mắt)
  • Điều dưỡng: 8 (6 điều dưỡng đã được đào tạo lớp kỹ thuật chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Mắt TƯ).

Hoạt động chuyên môn

Khoa Mắt thực hiện nhiệm vụ khám, điều trị các bệnh lý về mắt. Mỗi năm, Khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 750 – 900 bệnh nhân. Không chỉ điều trị các bệnh lý về mắt thông thường như viêm kết mạc, lẹo mắt, viêm loét giác mạc... Khoa Mắt đã triển khai một số kỹ thuật cao, giúp người bệnh không phải chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí điều trị:

- Phẫu thuật tán nhuyễn thuỷ tinh thể (TTT) bằng siêu âm, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo mềm (Phẫu thuật PHACO): Là kỹ thuật thay TTT đục tiên tiến nhất hiện nay, đang áp dụng ở hầu hết các cơ sở nhãn khoa lớn trong và ngoài nước, là kỹ thuật an toàn, ít sâm lấn do có đường mổ nhỏ, không phải khâu mép mổ, bệnh nhân có thể hồi phục thị lực tốt và sớm. Hệ thống PHACO trang bị tại khoa Mắt là hệ thống hiện đại và đồng bộ do dự án JIBIC tài trợ, các phẫu thuật viên có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu.

- Phẫu thuật cắt mộng, ghép kết mạc tự thân: Là kỹ thuật đã được thực hiện tại khoa Mắt gần 10 năm, cắt mộng mắt chống tái phát (tỉ lệ tái phát chưa đến 5%) 

- Phẫu thuật nối lệ quản, đặt ống Silicon diều trị những trường hợp đứt lệ quản do chấn thương: Là kỹ thuật đặt ống Silicon trong lòng lệ quản, nối lệ quản đứt do các trường hợp chấn thương. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện tại chỉ duy nhất Khoa Mắt BVĐK tỉnh Lạng Sơn thực hiện kỹ thuật này.

- Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị Glocom cấp (Thiên đầu thống): đã được các bác sỹ trong khoa Mắt thực hiện một cách thường quy

- Phẫu thuật nối thông lệ mũi

- Phẫu thuật vá xương sàn hốc mắt

- Thẩm mỹ vùng mắt: lác, sụp mi… 

- Phẫu thuật u mi mắt; quặm 

Khoa Ngoại tổng hợp

Khoa Ngoại Tổng Hợp được thành lập ngày 25/3/2005 trên cơ sở tách khoa Ngoại thành 2 khoa Ngoại tổng hợp và Ngoại chấn thương bỏng. Khoa Ngoại Tổng hợp là một trong bốn trụ cột chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa (Nội – Ngoại – Sản – Nhi), số lượng giường bệnh là 71 giường. Hiện nay, Khoa có 40 cán bộ:

  • Bác sỹ: 14
  • Điều dưỡng: 24
  • Hộ lý: 2

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Ngoại Tổng hợp có nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị các bệnh ngoại khoa tiêu hóa, tiết niệu và thường xuyên cấp cứu cho bệnh nhân chấn thương nặng vùng bụng. Mỗi năm, Khoa thực hiện hơn 2.000 ca phẫu thuật, điều trị cho gần 4.000 bệnh nhân, trong đó, cứu sống nhiều trường hợp người bệnh nguy kịch; từng bước nâng cao số lượng và chất lượng các ca phẫu thuật, tạo dựng được niềm tin của người bệnh và nhân dân.

Tình hình hoạt động

Hiện nay, Khoa Ngoại Tổng hợp đang áp dụng triển khai kỹ thuật trong điều trị:

- Thực hiện tốt các phẫu thuật về tiêu hóa, tiết niệu.

- Phát triển mạnh phẫu thuật nội soi như:

  • Mổ nội soi cắt u xơ tiền liệt tuyến.
  • Mổ nội soi cắt túi mật, chỏm nang gan.
  • Phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi
  • Tán sỏi niệu quản bằng năng lượng Laze
  • Mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi bể thận.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo.
  • Phẫu thuật thoát vị bẹn.

- Khoa Ngoại Tổng hợp là một trong những đơn vị mạnh của Bệnh viện trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật. Khoa liên tục cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo chuyển giao kỹ thuật, thường xuyên cập nhập các kỹ thuật mới trong chăm sóc và điều trị. Công tác nghiên cứu khoa học cũng luôn được Khoa tiến hành bài bản và liên tục. Hàng năm, Khoa đều có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và cấp cơ sở.

- Khoa Ngoại Tổng hợp đang nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Việt Đức trong công tác chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Ngoại Tổng hợp BVĐK sẽ triển khai các kỹ thuật chuyên sâu về tiêu hóa, tiết niệu…đồng thời nâng cao số lượng và chất lượng các ca phẫu thuật, để nhân dân được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà.

Khoa Tai mũi họng

Khoa chuyên khoa gồm Mắt - Răng hàm mặt - Tai mũi họng được thành lập từ năm 1963. Đến năm 2005, khoa Tai mũi họng được thành khoa riêng biệt. Nhân lực của khoa gồm 5 bác sĩ chuyên khoa và 13 điều dưỡng. 

Tình hình hoạt động

Khoa Tai mũi họng khám, điều trị và chăm sóc các bệnh tai, mũi, họng bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật. Trong năm 2015, các bác sĩ của khoa đã được Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816.

Hiện tại, khoa đã thực hiện được một số kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi mũi xoang, mở thông các xoang sàng hàm, cắt polyp; phẫu thuật vi phẫu thanh quản qua kính hiển vi, cắt u nang, polyp, hạt xơ dây thanh; cắt amidan bằng dao điện có ưu điểm ít chảy máu trong và sau phẫu thuật thay thế cho phương pháp cắt amidan bằng sude.... Điều này giúp bệnh nhân không phải chuyển đi tuyến trên, tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, khoa đã thực hiện khám nội soi tai mũi họng kỹ thuật cao, giúp người bệnh phát hiện ung thư vòm họng sớm.

Khoa Phụ sản

Niềm hạnh phúc nhất của mỗi gia đình, đặc biệt là với cha mẹ, đó là khoảnh khắc nhìn thấy con yêu chào đời. Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) chính là nơi chứng kiến và giúp niềm hạnh phúc ấy thêm trọn vẹn.

Năm 1980 Khoa Phụ sản tách ra từ khoa Ngoại Sản, với 10 cán bộ và 20 giường bệnh. Đến nay, với sự phát triển không ngừng về cả quy mô và năng lực, khoa đã có 63 cán bộ, trong đó:

  • Bác sĩ: 14 (1 Bác sỹ Chuyên khoa II, 5 Bác sỹ Chuyên khoa I, 1 Thạc sỹ, 7 Bác sỹ Đa khoa),
  • Nữ hộ sinh: 44
  • Hộ lý: 5

Khoa Phụ sản là một trong bốn trụ cột chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa (Nội – Ngoại – Sản – Nhi), số lượng giường bệnh là 118 giường và là một trong những khoa lớn nhất BVĐK.

Hoạt động chuyên môn

- Về Sản khoa, Khoa thực hiện nhiệm vụ cơ bản: đỡ đẻ, mổ lấy thai, quản lý thai nghén, tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu… Mỗi năm, Khoa thực hiện đỡ đẻ hơn 5000 ca, mổ lấy thai hơn 2000 ca, cấp cứu thành công nhiều trường hợp nguy kịch (sản phụ mắc hội chứng HELLP, mất máu sau sinh…). Sau khi sinh, trẻ được nằm “da kề da” với mẹ, cắt dây rốn chậm, và bú sữa mẹ sớm giúp tăng yếu tố kháng thể để bé phát triển toàn diện, người mẹ nhanh chóng hồi phục.

- Các dịch vụ gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu người bệnh được đẩy mạnh:

  • Không chỉ hỗ trợ cho quá trình “vượt cạn” thành công, việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho các bà mẹ khi sinh nở cũng được quan tâm. Phương pháp mổ thẩm mỹ đang được áp dụng trong mổ lấy thai, giúp vết mổ nhanh lành, hạn chế tối đa các vết sẹo lớn.
  • Đối với các mẹ sinh thường, có thể lựa chọn dịch vụ “đẻ không đau” để giúp sinh con dễ dàng và đỡ mất sức. Các phương pháp dù đơn nhưng lại lại có nhiều ưu điểm trong chăm sóc mẹ và bé luôn được áp dụng. 
  • Việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng luôn được chú trọng nhằm đem đến cho trẻ những điều tốt nhất. Trẻ ngay sau khi chào đời được thực hiện tiêm phòng theo đúng quy định.
  • Gia đình có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân, giúp phát hiện sớm dị tật và bệnh di truyền để có biện pháp phòng ngừa, điều trị.

- Về phụ khoa, Khoa ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong điều trị, đặc biệt là với những bệnh phức tạp: phẫu thuật u buồng trứng, phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung, phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo trong điều trị sa sinh dục; tầm soát ung thư phụ khoa… Khoa Phụ sản đã phối hợp với khoa Ngoại Tổng hợp mổ thành công cho bệnh nhân khiếm thị có khối u tử cung 10.5 kg.

Tình hình hoạt động

Khoa Phụ sản là một trong những khoa nhận được nhiều lời khen của người bệnh. Tập thể Khoa Phụ sản nhiều năm liền nhận được Giấy khen của Sở Y tế vì có thành tích xuất sắc; Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; Tập thể lao động tiên tiến. Theo khảo sát sự hài lòng người bệnh hàng năm, trên 85% bệnh nhân hài lòng với chất lượng chuyên môn, dịch vụ của Khoa.

Hiện nay, Khoa Phụ sản đang phối hợp với nhiều Bệnh viện tuyến trên:

  • Phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị.
  • Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec triển khai dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn, ứng dụng vào điều trị một số bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ở trẻ em mắc các bệnh như bại não, tự kỷ, các bệnh lý về máu, chấn thương tủy sống...

Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân,trong thời gian tới, Khoa Phụ sản BVĐK sẽ triển khai thêm nhiều dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, mở rộng các dịch vụ theo yêu cầu. Tiếp tục kết nối với các bệnh viện tuyến trên, chuyển giao và phát triển các kỹ thuật mới trong chuyên ngành sản, phụ khoa như: Giữ thai thứ hai sau khi đẻ thường thai thứ nhất non tháng đối với sản phụ mang song thai, ứng dụng mũi khâu B-Lynch đối với trường hợp chảy máu sau sinh… Triển khai phẫu thuật nội soi trong điều trị các bệnh phụ khoa; thực hiện các kỹ thuật triển khai hỗ trợ sinh sản...

Khoa Ung bướu

Ung thư không phải là một bản án tử hình, có rất nhiều câu chuyện về cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh này thành công và Khoa Ung bướu – Y học hạt nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực không ngừng để thực hiện sứ mệnh đưa hi vọng của người bệnh tới kết quả tốt đẹp nhất.

Ngày 23/02/2011 Khoa Ung bướu được thành lập với 4 cán bộ (1 bác sỹ và 3 điều dưỡng) và 10 giường bệnh. Đến nay, với sự phát triển không ngừng về cả quy mô và năng lực, Khoa đã có 11 cán bộ:

  • Bác sỹ: 3
  • Điều dưỡng: 6
  • Hộ lý: 1
  • Tổng số giường bệnh: 19

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Ung bướu thực hiện nhiệm vụ cơ bản: khám, tư vấn tầm soát phát hiện sớm các bệnh ung thư, chẩn đoán, điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ và hóa trị liệu cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Hiện nay, Khoa đang thực hiện phương pháp chẩn đoán xác định chính xác được một số bệnh ung thư: thực quản, dạ dày, gan, đại trực tràng, vú, phổi…từ đó đưa ra phương án điều trị phẫu thuật, điều trị hóa chất cũng như điều trị triệu chứng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị bằng phương pháp hiện đại mà không phải chuyển lên tuyến trên điều trị, giảm thời gian và chi phí cho người bệnh. Mỗi năm, Khoa tiếp nhận điều trị cho hơn 800 lượt bệnh nhân ung thư.

Hoạt động chuyên môn

Các kỹ thuật tiên tiến đang được khoa áp dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân như:

  • Chọc tháo dịch ổ bụng điều trị
  • Chọc dò dịch màng phổi
  • Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày bằng bơm tay.
  • Áp dụng truyền hóa chất tĩnh mạch đối với ung thư phổi, ung thư dạ dày, đại tràng… sau phẫu thuật
  • Uống hóa chất đối với bệnh nhân ung thư vú, ung thư đại tràng, trực tràng,…

Bên cạnh việc ứng dụng và phát triển các kỹ thuật mới, Khoa luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y, bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, thường xuyên được cập nhật kiến thức và chuyển giao kỹ thuật hiện đại ở các bệnh viện tuyến trên và thông qua các khóa học nâng cao chuyên môn, các hội thảo chuyên ngành.

Hiện nay, Khoa Ung bướu đang phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện K để nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị; đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật hiện đại để sớm đưa các kỹ thuật này vào điều trị cho nhân dân tỉnh nhà.

Khoa Phục hồi chức năng

Trong cuộc sống, mỗi người đều có thể gặp phải chấn thương trong sinh hoạt, chơi thể thao, các bệnh lý về thần kinh, xương khớp, sau phẫu thuật,… tạm thời mất đi một số chức năng vốn có của cơ thể, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Khi đó, Khoa Phục hồi chức năng (PHCN) sẽ giúp bệnh nhân giải quyết các vấn đề này. Với máy móc và kĩ thuật hiện đại áp dụng trong điều trị sẽ làm giảm di chứng do bệnh tật, phục hồi các chức năng vốn có để người bệnh sớm trở về với cuộc sống thường ngày.

Nhiệm vụ chức năng

Khoa PHCN thực hiện nhiệm vụ cơ bản: khám, lượng giá và điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (VLTL - PHCN) cho bệnh nhân bị khiếm khuyết, điều trị đau cho các bệnh lý xương, cơ, khớp thần kinh như đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, đau vai gáy, đau thần kinh ngoại biên, viêm quanh khớp vai, viêm khớp, thoái hóa khớp,… Phục hồi chức năng cho các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não liệt nửa người, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, bệnh nhân sau phẫu thuật nối đứt dây thân kinh ngoại biên, nối đứt gân cơ, tái tạo dây chằng khớp gối, khớp háng, hạn chế vận động khớp... Mỗi năm, khoa khám và điều trị cho gần 2.000 lượt bệnh nhân, trong đó, điều trị thành công cho nhiều trường hợp mất vận động hoàn toàn.

Hoạt động chuyên môn

Các kỹ thuật hiện đại đang được khoa PHCN áp dụng trong điều trị:

- Kỹ thuật điều trị bằng điện xung

- Điều trị bằng dòng điện một chiều đều và điện phân thuốc

- Điều trị bằng sóng ngắn, vi sóng

- Điều trị bằng điện từ trường, siêu âm

- Điều trị bằng kéo giãn cột sống…

Đây là các phương pháp có tác dụng giảm và cắt cơn đau, chống viêm. Tăng cường tuần hoàn và nuôi dưỡng cục bộ, tăng chuyển hoá, làm tăng tái sinh các vết loét, sẹo sơ cứng, viêm dính,... hỗ trợ rất tốt trong việc giảm đau ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể như đau vai, đau lưng, đau cổ, đau cơ, đau khớp, đau dây thần kinh,… giảm tình trạng bại liệt, kích thích tổn thương mau lành.

Khoa Truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị sớm. Khi người bệnh mắc các bệnh về truyền nhiễm, Khoa Truyền nhiễm chính là nơi tiếp nhận điều trị và tổ chức cách ly, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Năm 1999 Khoa Truyền Nhiễm được thành lập trên cơ sở tách ra từ khoa Nội chung. Hiện nay, khoa đã có 17 cán bộ:

  • Bác sĩ: 4
  • Điều dưỡng: 12
  • Hộ lý: 1

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Truyền Nhiễm có nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm (Cúm, sốt vius, sốt phát ban, viêm màng não, tiêu chảy, sốt xuất huyết,…); Phát hiện sớm dịch bệnh và tổ chức cách ly, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại khoa cho người bệnh và người nhà. Mỗi năm, Khoa điều trị hơn 6.000 lượt bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

Tình hình hoạt động

- Bên cạnh việc làm tốt công tác chuyên môn, Khoa Truyền nhiễm còn phối hợp tốt với Trung tâm y tế dự phòng địa phương giúp khoanh vùng và khống chế nhiều ổ dịch, góp phần dập tắt các vụ dịch: Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm năm (2007 – 2008), Cúm A H1N1 (năm 2009), Sốt Dengue/XH Dengue năm (2009-2010), Bệnh Tay – Chân – Miệng (năm 2013-2014), Dịch sốt phát ban dạng sởi ở người lớn (năm 2008), Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em (năm 2014), Dịch ho gà (năm 2016) và các bệnh Thủy đậu, Quai bị, Sốt Virus,… Khoa Truyền nhiễm đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều ca bệnh nhiễm ấu trùng sán não.

- Hiện nay, Khoa Truyền nhiễm đang phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị; hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân,trong thời gian tới, Khoa Truyền nhiễm sẽ triển khai các thủ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật, triển khai điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV/AIDS, điều trị Viêm gan virus B, C nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh giúp giảm thiểu chi phí điều trị.

- Với phương châm “kiểm soát và khống chế dịch bệnh”, Khoa Truyền nhiễm hứa hẹn là nơi điều trị tốt nhất cho người bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.

Khoa Y học cổ truyền

Hiện nay, khi có rất nhiều phương pháp phòng và chữa bệnh khác nhau, y học cổ truyền (YHCT) vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền vẫn đang được đông đảo nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế tin tưởng và áp dụng. Là đơn vị chuyên môn kỹ thuật về Y học cổ truyền hoạt động trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Khoa Y học cổ truyền là cầu nối giữa y học hiện đại với y học cổ truyền, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho nhân dân.

Khoa Y học cổ truyền được thành lập từ năm 1998, là đơn vị kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong khám và điều trị bệnh nhân, có đội ngũ chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Y học cổ truyền có nhiệm vụ cơ bản: kết hợp đông – tây y trong chẩn đoán và điều trị; phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…nhằm phát huy thế mạnh của 2 nền y học nâng cao hiệu quả chẩn trị; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn trị nhằm phát huy tối đa thế mạnh YHCT. Mỗi năm, Khoa khám và điều trị cho hơn 3.000 lượt bệnh nhân, trong đó, có điều trị ngoại trú cho hơn 100 bệnh nhân.

Kỹ thuật chuyên môn

Khoa Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu – kế thừa – phát triển nhiều bài thuốc cổ phương, nghiệm phương và một số phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Khoa Y học cổ truyền có mối liên kết kết chặt chẽ với các khoa lâm sàng khác trong Bệnh viện nên được hỗ trợ tối ưu về chuyên môn kỹ thuật, giúp cho công tác khám chữa bệnh luôn đạt hiệu quả cao nhất; là cơ sở đáng tin cậy cho người bệnh đến khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Các kĩ thuật điều trị đang được Khoa Y học cổ truyền áp dụng trong điều trị:

  • Kỹ thuật mãng châm điều trị hiệu quả chứng liệt mặt, liệt chi,…
  • Điện châm điều trị
  • Thủy châm
  • Giác hơi
  • Hồng ngoại
  • Xoa bóp – bấm huyệt điều trị
  • Ngâm thuốc từng bộ phận
  • Cấy chỉ catgut trên huyệt

Tình hình hoạt động

Khoa YHCT luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều trị nội trú và ngoại trú đạt hiệu quả cao các bệnh lý:

- Các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout…

- Các bệnh về tiêu hóa: viêm đại tràng mạn tính, viêm da dày mạn tính, bệnh đại tràng chức năng

- Các bệnh chuyển hóa: béo phì, tăng mỡ máu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và các biến chứng thần kinh ngoại biên của ĐTĐ 2 (tê bì, viêm dây thần kinh..), tăng acid uric máu, hội chứng bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, tăng mỡ máu, tăng acid uric)…

- Di chứng liệt do TBMN, Guilain- Barre, viêm dây tk ngoại biên, các di chứng liệt TK ngoại biên; liệt VII ngoại biên, …..

- Các chứng RLTK thực vật, ra mồ hôi tay chân, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn cương dương, rối loạn kinh nguyệt …

- Các bệnh hệ thận tiết niệu: sỏi thận tiết niệu không có chỉ định phẫu thuật (sỏi nhỏ < 1 cm), đái rắt , đặc biệt UXơ Tiền Liệt Tuyến chưa có chỉ định ngoại khoa,...

- Các bệnh về tim mạch: hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não , hội chứng tiền đình, suy tĩnh mạch.

Khoa Da liễu

Da là một cơ quan của hệ bài tiết có diện tích bề mặt lớn nhất trên cơ thể. Bên cạnh vai trò thẩm mỹ, da có chức năng bảo vệ nội tạng trước các tác nhân bên ngoài (nhiệt độ, va chạm…) và giúp đào thải một phần các độc tố bên trong cơ thể. Da là bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các bệnh viêm và lây nhiễm. Khi gặp vấn đề về da, Khoa Da liễu sẽ giúp người bệnh giải quyết các vấn đề này.

Ngày 1/4/2012, Khoa Da liễu được thành lập. Dù mới đi vào hoạt động nhưng Khoa không ngừng sự phát triển về cả quy mô và năng lực.

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Da liễu có nhiệm vụ cơ bản: khám và điều trị các bệnh về da và những phần phụ của da (lông, tóc, móng): nấm tóc, bệnh vẩy nến, hắc lào, lang ben, á sừng; các bệnh lý niêm mạc (lưỡi, môi, miệng); các bệnh lý nội khoa có biểu hiện ngoài da, các bệnh lây qua đường tình dục: lậu, giang mai, nấm candida, bệnh mụn rộp sinh dục… Mỗi năm, Khoa khám và điều trị cho hơn 7.000 lượt bệnh nhân, điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh Pemphygus nặng, bệnh nhân dị ứng thuốc… Khoa đang áp dụng phương pháp điều trị bệnh da bằng ngâm tắm, giúp tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Bên cạnh việc làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, khoa còn chú trọng tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị.

Tình hình hoạt động

Hiện nay, Khoa Da liễu đang phối hợp với Viện Da liễu Quốc Gia về đào tạo và hỗ trợ Khoa trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về da.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Da liễu BVĐK sẽ triển khai thêm nhiều kỹ thuật và thủ thuật chuyên khoa da liễu bằng Lase CO2, Plasma. Tiếp tục kết nối với các bệnh viện tuyến trên trong đào tạo và triển khai các dịch vụ thẩm mỹ giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Khoa Gây mê hồi sức

Khoa Gây mê – Hồi sức được thành lập năm 2012 tiền thân là Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức. Sau một chặng đường hình thành và phát triển Khoa Gây mê – Hồi sức đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Gây mê - hồi sức thực hiện nhiệm vụ cơ bản: tiếp nhận tất cả các bệnh nhân phẫu thuật trong Bệnh viện, đảm nhiệm công tác gây mê, hồi sức cho tất cả các bệnh nhân phẫu thuật; tham gia công tác phẫu thuật, bảo quản, xử lý tất cả dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác phẫu thuật của tất cả các chuyên khoa: Ngoại, Sản, Mắt ,Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt, Hồi sức bệnh nhân nặng trước, trong và sau phẫu thuật; thực hiện các quy trình vô khuẩn, tiệt khuẩn và chống nhiễm khuẩn trước và trong phẫu thuật. Mỗi năm, Khoa thực hiện gây mê – hồi sức an toàn trên 8.000 lượt người bệnh phẫu thuật, gây tê tủy sống trong mổ lấy thai gần 2.500 lượt.

Tình hình hoạt động

- Hiện nay Khoa Gây mê – hồi sức đang ứng dụng nhiều phương pháp vô cảm như:

  • Gây tê tuỷ sống:  mổ lấy thai, mổ chi dưới và phẫu thuật vùng hạ vị.
  • Gây tê đám rối thần kinh mổ chi trên: Kết hợp xương đòn, cánh tay, cẳng tay và các phẫu thuật khác…
  • Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau mổ, giảm đau trong đẻ đạt hiệu quả tốt.
  • Phương pháp tê khoang cùng (Caudal) để phẫu thuật các bệnh bẹn bìu và chi dưới.
  • Gây mê hồi sức cho các phẫu thuật nội soi như: cắt u xơ tuyến tiền liệt, cắt túi mật, cắt ruột thừa…

- Tất cả các phương pháp này đều hạn chế  được các tai biến có thể gặp trong gây mê, rút ngắn thời gian hậu phẫu cho bệnh nhân.

- Hiện nay, Khoa Gây mê – hồi sức triển khai 6 phòng mổ với 9 bàn mổ, đảm bảo cho mổ cấp cứu và mổ các chuyên khoa riêng biệt, giải quyết bệnh nhân kịp thời. Khoa cũng triển khai phòng hồi tỉnh với 4 giường bệnh, đã hồi sức được nhiều bệnh nhân nặng sau mổ.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Gây mê – hồi sức sẽ triển khai thêm các kỹ thuật mới giúp giảm đau trong và sau mổ, đồng thời nâng cao chăm sóc người bệnh tại phòng hồi tỉnh, để nhân dân được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà.

Khoa Hồi sức Cấp cứu

Khoa Hồi sức cấp cứu là khoa mũi nhọn của Bệnh viện, với sự phát triển và nỗ lực không ngừng, những năm qua, Khoa Hồi sức cấp cứu đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân nặng.

Khoa Hồi sức cấp cứu được thành lập vào năm 1983, đến nay, khoa có 33 cán bộ:

  • Bác sĩ: 8
  • Điều dưỡng: 25

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Hồi sức cấp cứu có nhiệm vụ cơ bản: Cấp cứu, điều trị tích cực cho những bệnh nhân nặng, nguy kịch đe dọa các chức năng sống của người bệnh, đồng thời hỗ trợ các khoa khác trong công tác cấp cứu. Mỗi năm, Khoa điều trị gần 1.500 lượt bệnh nhân, trong đó, cứu sống rất nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch.

Tình hình hoạt động

Hiện nay, khoa Hồi sức cấp cứu luôn cập nhật thông tin, ứng dụng các phác đồ đầu ngành hồi sức cấp cứu trong chẩn đoán và điều trị. Khoa đang triển khai các kỹ thuật:

  • Thay huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp nặng, nhược cơ,...
  • Điều trị thông khí nhân tạo xâm nhập đối với các bệnh nhân suy hô hấp nặng.
  • Mở màng phổi tối thiểu gây dính màng phổi với các bệnh nhân tràn khí màng phổi tái phát.
  • Hồi sức bệnh nhân nặng sau phẫu thuật: Ngoại khoa, Sản khoa, …
  • Các kỹ thuật phục vụ điều trị khác: chọc hút dịch ổ bụng, dẫn lưu dịch, khí màng phổi, dịch màng ngoài tim bằng catheter, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm….
  • Kỹ thuật tiêu sợi huyết trong điều trị bệnh nhân nhồi máu não.

Khoa Hồi sức cấp cứu là một trong những đơn vị mạnh của Bệnh viện trong công tác đào tạo. Khoa liên tục cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo kỹ thuật tiêu biểu tại các bệnh viện tuyến trên, thường xuyên cập nhập các kỹ thuật mới trong chăm sóc và điều trị.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Hồi sức cấp cứu sẽ triển khai thêm các kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, để nhân dân được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà.

Khoa Ngoại chấn thương

Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, sinh hoạt để lại những hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Có những bệnh nhân cận kề cái chết lại một lần nữa được hồi sinh nhờ các y bác sỹ Khoa Chấn thương Bỏng. Với sự tận tâm và trách nhiệm, Khoa Chấn thương Bỏng luôn nhận được sự tin tưởng của người bệnh.

Ngày 25/3/2005 Khoa Chấn thương Bỏng được tách từ Khoa Ngoại chung, với 17 cán bộ và 40 giường bệnh. Đến nay, với sự phát triển không ngừng về cả quy mô và năng lực, khoa đã có 47 cán bộ.

Nhiệm vụ chức năng

Khoa Chấn thương Bỏng thực hiện nhiệm vụ cơ bản: khám, tư vấn và điều trị cho tất cả các bệnh nhân có bệnh lý ngoại khoa chấn thương chỉnh hình, thần kinh sọ não, lồng ngực tim mạch và bỏng. Mở rộng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa. Mỗi năm, Khoa thực hiện khoảng 2.200 ca phẫu thuật, điều trị cho trên 6.000 bệnh nhân, số lượng và chất lượng các ca phẫu thuật từng bước nâng cao, tạo dựng được niềm tin của người bệnh và nhân dân.

Tình hình hoạt động

- Hiện nay, Khoa đang áp dụng và triển khai kỹ thuật cao trong điều trị như:

  • Ứng dụng kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ có chốt, không mở ổ gãy để điều trị gãy 2 xương cẳng chân
  • Kỹ thuật ghim đinh qua da dưới màn tăng sáng để điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em
  • Ứng dụng trung bì da lợn bảo quản lạnh sâu vào điều trị bỏng nông
  • Triển khai phẫu thuật sọ não lấy máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng.
  • Vá da chuyển vạt có cuống mạch nuôi, đều mang lại kết quả rất tốt.
  • Kỹ thuật bắt nẹp vít qua cuống để điều trị gãy cột sống lưng - thắt lưng.

- Triển khai kỹ thuật hút áp lực âm bằng máy hút thông thường để điều trị các vết loét mãn tính lâu liền, các vết thương mất da, tổn thương phần mềm lớn, kỹ thuật này không tốn kém mà vẫn mang lại kết quả điều trị rất tốt.

- Khoa Chấn thương Bỏng là một trong những đơn vị mạnh của Bệnh viện trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật. Khoa liên tục cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo chuyển giao kỹ thuật, thường xuyên cập nhập các kỹ thuật mới trong chăm sóc và điều trị. Công tác nghiên cứu khoa học cũng luôn được Khoa tiến hành bài bản và liên tục. Hàng năm, Khoa đều có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và cấp cơ sở.

- Khoa Chấn thương Bỏng đang phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bệnh viện Việt Đức và Viện Bỏng Quốc gia trong công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hội chẩn trực tiếp và từ xa, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, trong thời gian tới, Khoa Chấn thương Bỏng BVĐK sẽ triển khai thêm các kỹ thuật: Phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối, nội soi khớp, nội soi lấy máu cục màng phổi, phẫu thuật lồng ngực…đồng thời nâng cao số lượng và chất lượng các ca phẫu thuật, để nhân dân được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà.

Khoa Răng hàm mặt

Khoa Răng Hàm Mặt có nhiệm vụ cơ bản: điều trị các bệnh lý về răng miệng, khắc phục những nhược điểm của hàm răng. Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt đang triển khai phẫu thuật điều trị các vết thương vùng hàm mặt phức tạp, các trường hợp gãy xương phức tạp như gãy xương hàm trên, gãy xương hàm dưới nhiều vị trí. Phẫu thuật các khối u nang; phẫu thuật nhổ răng ngầm, răng mọc lạc chỗ; phẫu thuật các dị tật vùng hàm mặt; điều trị các viêm nhiễm vùng hàm mặt... Mỗi năm, khoa điều trị cho gần 1.000 lượt bệnh nhân.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Với hệ thống trang, thiết bị máy móc hiện đại: ghế máy nha khoa hiện đại cùng với máy điều trị nội nha, máy lấy cao răng siêu âm, đèn quang trùng hợp… Khoa Răng Hàm Mặt đang ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào việc phẫu thuật và tạo hình hàm mặt; Phục hình cố định, phục hình hàm giả tháo lắp...

Hoạt động chuyên môn

Hiện nay, Khoa Răng hàm mặt đang triển khai thực hiện tốt các kỹ thuật:

- Kỹ thuật điều trị tủy răng công nghệ cao bằng máy điều trị nội nha với profile, protaper để rút ngắn thời gian làm việc và số lần hẹn bệnh nhân.

- Kỹ thuật dùng nẹp vít tự tiêu trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt, giúp bệnh nhân không phải phẫu thuật tháo nẹp vít sau khi liền xương, giảm đau, giảm thời gian điều trị và đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Phẫu thuật gẫy xương dùng nẹp vít hình trong trường hợp gãy khó, gãy phức tạp, gãy vỡ vụn để đảm bảo can xương tốt và thẩm mỹ cao.

Tình hình hoạt động

Bên cạnh việc ứng dụng và phát triển các kỹ thuật mới, Khoa luôn chú trọng nâng cao trình độ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y, bác sỹ của khoa có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao, thường xuyên được cập nhật kiến thức mới trong nước và trên thế giới thông qua các khóa học nâng cao chuyên môn, các hội thảo chuyên ngành.

Hiện nay, Khoa Răng Hàm Mặt đang phối hợp và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương để nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị.

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao cũng như hoàn thiện và nâng cao chất lượng điều trị, trong thời gian tới Khoa Răng Hàm Mặt sẽ triển khai các kỹ thuật điều trị tuỷ một lần bằng công nghệ cao, sử dụng máy điều trị nội với Profile, Protaper đạt kết quả cao và rút ngắn thời gian điều trị. Triển khai phương pháp nắn chỉnh răng thẩm mỹ, phục hình răng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) có vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ đắc lực hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị.

Khoa CĐHA được thành lập gắn với sự ra đời và phát triển của Bệnh viện. Ban đầu, khoa chỉ có 10 cán bộ, 2 máy chụp Xquang thường quy. Đến nay, tổng số nhân lực của khoa là 28, trong đó:

  • 8 bác sĩ
  • 11 kỹ thuật viên
  • 8 Điều dưỡng

Chức năng nhiệm vụ

Khoa CĐHA có nhiệm vụ:

1. Thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho các chuyên khoa của bệnh viện: Thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương... chẩn đoán cho các bệnh nhân thường quy và cấp cứu; bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trong phục vụ cho điều trị phẫu thuật.

2. Tiến hành điều trị bằng điện quang can thiệp: Như nút mạch u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung - Tránh phẫu thuật; Nút mạch hóa chất trong điều trị ung thư gan; Nút mạch lách trong điều trị lách to do huyết tán mãn...

3. Đào tạo các cán bộ đại học, trung cấp chuyên ngành Xquang như: Giảng dạy hướng dẫn các bác sĩ chuyên khoa định hướng, các lớp bác sĩ bổ túc ngắn hạn, các kỹ thuật viên cho các trung tâm y tế các huyện và bệnh viện khu vực về Xquang và siêu âm.

Khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khoa Dược có nhiệm vụ cung ứng thuốc, hoá chất đảm bảo chất lượng, phục vụ kịp thời cho công tác điều trị. Đồng thời đảm bảo công tác quản lý xuất nhập thuốc, hóa chất theo đúng quy định hiện hành.

Tổng số nhân lực: 23

  • Dược sĩ chuyên khoa II: 1
  • Dược sĩ đại học: 9
  • Dược sĩ trung học: 13.

Tình hình hoạt động

Khoa Dược chia làm các bộ phận: Nghiệp vụ Dược, Kho cấp phát thuốc, Thống kê dược, Dược lâm sàng và thông tin thuốc, Nhà thuốc Bệnh viện:

1. Bộ phận Nghiệp vụ dược

-  Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.

- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.

- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.

- Đảm nhiệm việc kiểm soát chất lượng thuốc .

2. Bộ phận kho cấp phát thuốc

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.

-  Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.

- Giao thuốc đến các khoa lâm sàng

3. Bộ phận Thống kê dược

-  Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.

- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

4. Bộ phận dược lâm sàng và thông tin thuốc

- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.

- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh.

- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Kiểm soát nhiễm khuẩn có vai trò rất quan trọng trong khám, chữa bệnh. Kiểm soát nhiễm khuẩn tốt giúp làm giảm tỉ lệ tử vong và giảm thời gian nằm viện. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm qua Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập năm 2002 tiền thân là khoa Hấp sấy dụng cụ và giặt là. Sau một chặng đường hình thành và phát triển Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có chức năng nhiệm vụ:

- Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phối hợp với các khoa, phòng có liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

- Cung cấp toàn bộ dụng cụ y tế và toàn áo, đồ vải đã được tiệt khuẩn cho hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

- Giám sát phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế trong toàn bệnh viện.

- Nghiên cứu khoa học về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Tập huấn về KSNK cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

Hoạt động chuyên môn

-  Khoa KSNK hiện tại cung cấp toàn bộ đồ vải, dụng cụ vô khuẩn cho toàn viện.

- Thực hiện tốt giám sát kiểm tra và thực hiện công tác quản lý chất thải y tế trong toàn viện.

- Chuẩn hóa và xây dựng các quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Tập huấn kiến thức cơ bản về Kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ viên chức trong bệnh viện.

Khoa Sinh hóa - Vi sinh

Góp phần quan trọng vào việc chẩn đoán, điều trị thành công mỗi ca bệnh, Khoa Sinh hóa – Vi sinh là nơi thực hiện các xét nghiệm và cho kết quả nhanh chóng, chính xác nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Khoa Sinh hóa – Vi sinh được thành lập năm 2004 trên cơ sở tách từ Khoa Xét nghiệm chung.

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Sinh hóa – Vi sinh có nhiệm vụ cơ bản: thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán: Hóa sinh – Miễn dịch, Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm cho các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện; Tham gia phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu; Chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến dưới; Hướng dẫn chỉ định xét nghiệm và sử dụng hiệu quả các kết quả xét nghiệm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị. Mỗi năm, Khoa thực hiện hơn 600.000 tiêu bản xét nghiệm.

Hoạt động chuyên môn

Hiện nay, Khoa Sinh hóa - Vi sinh đang áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm:

- Các xét nghiệm chỉ dấu ung thư như:  CA 125 (ung thư buồng trứng); CA 15-3 (ung thư vú); CA 19 – 9 (ung thư tụy); CEA, AFP, PSA,

- Các xét nghiệm miễn dịch: Beta – hCG, T3, FT4, TSH.

- Chỉ dấu sinh học chẩn đoán sớm suy tim: Pro – BNP.

- Các xét nghiệm khác phục vụ chẩn đoán điều trị như: Khí máu, Lactac, Ferritin...

- Nuôi cấy định danh vi khuẩn kháng sinh đồ trên hệ thống máy tự động; Anti – Hbs; Procalcitonin.

- Các xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch, khí máu động mạch được thực hiện thường quy phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị.

- Kỹ thuật phát hiện kiểu hình kháng thuốc nguy hiểm của vi khuẩn được áp dụng triển khai thường qui như phát hiện vi khuẩn sinh beta-lactamase phổ mở rộng (ESBL: Extended spectrum Beta-lactamase)… giúp ích rất nhiều cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và điều tra dịch tễ học.

Khoa Dinh dưỡng

Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế đã có những đóng góp nhất định trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, với số lượng tư vấn và hội chẩn ngày càng tăng. Số suất ăn phục vụ cho bệnh nhân nội trú tăng lên rõ rệt qua từng năm, góp phần vào thành tích chung của bệnh viện. 

Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế được thành lập năm 2003, tiền thân là bếp ăn của khoa Nội A, cung cấp suất ăn cho bệnh nhân thuộc diện chế độ Nội A, do Khoa Nội A quản lý.

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế có nhiệm vụ cơ bản:

- Tổ chức chế độ ăn bệnh lý cho người nằm điều trị nội trú trong bệnh viện

- Tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

- Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác.

- Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm đói với đơn vị khác chế biến và cung cấp suất ăn, uống dịch vụ trong bệnh viện.

- Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm

- Nghiên cứu khoa học ứng dụng các tiến bộ khoa học về dinh dưỡng, tiết chế an toàn thực phẩm, trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

Hoạt động chuyên môn

- Khoa Dinh dưỡng đã tổ chức triển khai được chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nằm điều trị nội trú khoa Nội A từ 01/07/2016 và đang triển khai rộng ra các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Với một số loại bệnh như Bệnh tiểu đường, Bệnh tim mạch, Bệnh Gout, Bệnh Suy thận mạn, lọc máu ngoài thận và cung cấp suất ăn bình thường phục vụ bệnh nhân và cán bộ trực.

- Xây dựng thực đơn phù hợp cho từng loại bệnh, theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng

- Truyền thông, tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, tầm quan trọng đối với việc tuân thủ chế độ ăn bệnh lý và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng loại bệnh, cho các bệnh nhân nội trú.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thức ăn

- Cung cấp nước sôi cho người bệnh nội trú trong Bệnh viện.

Khoa Khám bệnh

Khoa khám bệnh có lịch sử hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của BVĐK trung tâm tỉnh Lạng Sơn, có đủ các chuyên khoa theo quy định của bệnh viện đa khoa hạng 2 bao gồm: phòng cấp cứu lưu, phòng khám nội tổng hợp, phòng khám ngoại phòng khám nhi, phòng khám chuyên khoa TMH, phòng khám Mắt, phòng khám RHM, phòng khám Sản, phòng khám Da Liễu, phòng khám Ngoại Trú, phòng khám COPD, phòng khám Đông Y, phòng siêu âm 2D, phòng siêu âm 4D, phòng siêu âm tim… cùng với các trang thiết bị hiện đại luôn sẵn sàng phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Hoạt động chuyên môn

Khoa gồm các phòng Khám chuyên khoa:

1. Phòng khám cấp cứu: Khám và điều trị các trường hợp cấp cứu

2. Phòng khám nội tổng hợp: Gồm có 3 phòng khám nội tổng hợp; Khám và điều trị các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim…), các bệnh về thần kinh (đau đầu, rối loạn chức năng tiền đình…), xơ gan, các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh lý về tuyến giáp, các bệnh lý về thận tiết niệu…

3. Phòng khám chuyên khoa nhi: Khám và điều trị ngoại trú các bệnh lý chuyên khoa, đặc biệt các bệnh hô hấp, tiêu hóa, khám tư vấn thực hành dinh dưỡng, đánh giá phát triển tinh thần, vận động.

4. Phòng khám sản

5. Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng: Khám và điều trị bệnh lý TMH với thiết bị nội soi hiện đại.

6. Phòng khám chuyên khoa Mắt

7. Phòng khám Truyền nhiễm - Da Liễu

8. Phòng khám ngoại trú: Quản lý và điều trị ngoại trú các bệnh nhân mạn tính: tăng huyết áp và đái tháo đường

9. Phòng khám COPD: Quản lý và điều trị ngoại trú các bệnh về hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, COPD.

10. Phòng khám Đông Y: Bắt mạch và chẩn trị các bệnh: Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa…

11. Các phòng siêu âm 2D, 4D, và siêu âm tim

12. Phòng lấy máu làm xét nghiệm và phòng chụp X – Quang

Khoa Huyết học - Truyền máu

Có vai trò quan trọng công tác chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, Khoa Huyết học – Truyền máu là nơi thực hiện các xét nghiệm về máu, dự trù, bảo quản, cấp phát máu kịp thời cấp cứu người bệnh.

Khoa Huyết học – Truyền máu được thành lập năm 2004. Hiện nay, Khoa có 13 cán bộ:

  • Bác sỹ: 3
  • Cử nhân: 4
  • Kỹ thuật viên: 6

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Huyết học – Truyền máu có nhiệm vụ cơ bản: thực hiện các xét nghiệm Huyết học – Truyền máu, thực hiện công tác dự trù, bảo quản, cấp phát máu và chế phẩm an toàn kịp thời phục vụ cấp cứu và điều trị bệnh nhân toàn bệnh viện. Mỗi năm, Khoa xét nghiệm gần 140.000 tiêu bản huyết học, truyền gần 2.000 lít máu. Khoa thường xuyên phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức lấy máu tình nguyện, vận động Đoàn thanh niên (CLB Ngân hàng máu sống) hiến máu cấp cứu người bệnh, đáp ứng tốt nhu cầu của các khoa lâm sàng, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

Tình hình hoạt động

Hiện nay, Khoa Huyết học – Truyền máu đang áp dụng các kỹ thuật:

  • Xét nghiệm huyết học
  • Xét nghiệm đông máu
  • Xét nghiệm truyền máu

Hàng năm, khoa Huyết học – Truyền máu thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Công tác nghiên cứu khoa học cũng luôn được Khoa tiến hành thường xuyên, hàng năm Khoa đều có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đạt loại giỏi.

Hiện nay, Khoa Huyết học – Truyền máu đang nhận được sự hỗ trợ từ Trường Đại học Y Hà Nội trong công tác đào tạo; thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm và hội chẩn với các giáo sư đầu ngành, nâng cao độ chính xác của các xét nghiệm. Khoa phối hợp với Viện huyết học – Truyền máu Trung ương trong tiếp nhận, bảo quản các máu, đảm bảo cung cấp đủ máu và chế phẩm máu phục vụ người bệnh.

Khoa Thăm dò chức năng

Khoa Thăm dò chức năng chính thức thành lập vào ngày 01/12/1996. Ban đầu, Khoa chỉ có 5 cán bộ. Hiện nay, tổng số nhân lực của khoa là 14, trong đó 03 bác sĩ, 10 điều dưỡng và 1 hộ lý. Khoa có 6 phòng khám chuyên khoa gồm nội soi tiêu hóa, nội soi phế quản, siêu âm tim, điện tim, điện não đồ và đo chức năng hô hấp.

Chức năng nhiệm vụ

Khoa Thăm dò chức năng có nhiệm vụ:

- Tổ chức, triển khai các kỹ thuật thăm dò chức năng để khám và điều trị bệnh.

- Tham gia đào tạo cán bộ y tế (đào tạo về nội soi tiêu hoá, điện tâm đồ...)

- Tham gia nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán cũng như điều trị, triển khai các đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ứng dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: đào tạo nội soi tiêu hóa và điện tâm đồ cho tuyến huyện

Tình hình hoạt động

Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện, Khoa không ngừng nâng cao trình độ, phát triển chuyên môn kỹ thuật. Hiện tại, Khoa đã triển khai được các kỹ thuật:

- Các thủ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp như: thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, tiêm và kẹp clip ổ loét  chảy máu, cắt polip ống tiêu hóa qua nội soi, gắp dị vật và bã thức ăn, sinh thiết ống tiêu hóa để chẩn đoán ung thư sớm, nội soi tiêu hóa gây mê...

- Thực hiện kỹ thuật siêu âm tim để chẩn đoán các bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh van tim và bệnh cơ tim...

- Thực hiện nội soi phế quản để chẩn đoán và điều trị

- Điện tâm đồ thực hiện thường quy nhanh chóng và chính xác

- Đo chức năng thông khí để chẩn đoán các bệnh lý đường hô hấp và đánh giá kết quả điều trị .

- Điện não đồ để  chẩn đoán các bệnh lý về co giật và một số bệnh não

Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn

Bệnh viện hiện thăm khám theo các hình thức:

  • Khám thường
  • Khám BHYT

Tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, bảng chi phí khám có rất nhiều mức. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Bệnh nhân có thể liên hệ với Bệnh viện để được tư vấn gói khám, và biết chính xác về giá dịch vụ phù hợp

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn

Tìm chi nhánh bệnh viện

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại BVĐK Lạng Sơn và những điều cần lưu ý

Quy trình khám bệnh tại BVĐK Lạng Sơn

Bước 1: Người bệnh đến trực tiếp quầy tiếp nhận thông tin, điền đầy đủ thông tin vào phiếu khai thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc ,…

Bước 2: Sau khi cung cấp thông tin, lấy số thứ tự của mình và được hướng dẫn ngồi chờ

Bước 3: Bệnh nhân ngồi tại ghế chờ theo số thứ tự.

Bước 4: Nộp phiếu khai thông tin tại quầy đăng nhập để làm hồ sơ khám.

Bước 5: Đợi đến số thứ tự của mình và vào khám

Bước 6: Làm theo chỉ định của bác sĩ: siêu âm, xét nghiệm,… nếu có

Bước 7: Nộp phí siêu âm, xét nghiệm (nếu có)

Bước 8: Lên phòng khám siêu âm, xét nghiệm và đợi kết quả

Bước 9: Lấy kết quả và quay trở lại phòng khám gặp bác sĩ

Bước 10: Lấy toa thuốc và tới nhà thuốc mua thuốc, thanh toán rồi ra về

Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại BV Đa khoa Lạng Sơn

Lương Nguyệt Anh

Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá về bệnh viện này



Viết bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi Nhận Xét
nhận xét
Sắp xếp : Mới nhất

Bênh Viện Tương Tự

back to top
tìm sản phẩm phù hợp Tìm sản phẩm phù hợp
1900636232 1900 636 232
chat Chat ngay
HOTLINE: 1900 636 232