Bệnh viện Đa khoa Lai Châu

0 bình luận

Địa chỉ: Tổ 22 - Phường Đông Phong - Thành Phố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu

Năm thành lập: 2004

E: benhviendklc@gmail.com

H: 02133.875.185

W: http://benhviendklaichau.vn/

.

  • Giới Thiệu

  • Giờ Làm Việc

  • Khoa Khám Bệnh

  • Bảng Giá Dịch vụ

  • Địa Chỉ

  • Hướng Dẫn

  • FAQ

  • Đăng Ký

  • Đánh Giá

Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Lai Châu

Bệnh viện Đa khoa Lai Châu là bệnh viện đa khoa hạng II. Với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, đặt lợi ích của người bệnh lên trên tất cả bệnh viện đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo đúng tinh thần cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bệnh viện đa khoa Lai Châu là bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện như: Việt Đức, và bệnh viện K với các chuyên ngành Ngoại, Tim mạch, Ung bướu,..

Giờ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu

Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý lịch khám để sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp.

  • Thứ 2 – Chủ Nhật: 7h – 17h
  • Lưu ý: Lịch làm việc này có thể thay đổi vào các ngày lễ tết.

Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu

Khoa Khám bệnh

Chức năng nhiệm vụ

- Khoa Khám Bệnh có nhiệm vụ khám phân loại bệnh kê đơn, cho vào các khoa điều trị.

- Trong khám Bệnh, chữa bệnh kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.

- Khoa Khám bệnh có đặc thù riêng được bố trí theo từng buồng khám, thiết kế phù hợp với từng chuyên khoa.

- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.

Tình hình hoạt động

Căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện, khoa xây dựng kế hoạch hoạt động để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện:

1.Tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong khoa thực hiện tốt y đức và quy tắc ứng xử, làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Lương y phải như từ mẫu”.

2.Tổ chức tiếp đón, khám bệnh và chữa bệnh cho người bệnh theo các qui định trong qui chế bệnh viện đã ban hành. Thực hiện đúng các qui định về phân tuyến kỹ thuật bệnh viện, quản lý bảo quản vật tư, thiết bị y tế, thực hiện vệ sinh khoa và bảo hộ lao động.

3.Thực hiện chế độ ưu tiên cho những người bệnh nặng, trẻ em, người già,đối tượng chính sách.

4.Sắp sếp các bàn khám hợp lý theo từng chuyên khoa để đảm bảo công tác khám và phân loại bệnh một cách chính xác và tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

5.Tổ chức thường trực và cấp cứu liên tục trong 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu

6. Quản lý và theo dõi các bệnh mạn tính như : cao huyết áp, đái tháo đường…

7. Trực tiếp làm điện tim cho bệnh nhân khám ngoại trú và một số bệnh nhân ở khoa điều trị.

8.Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác khám và điều trị kê đơn cho người bệnh.

Khoa Cấp cứu

Chức năng nhiệm vụ

a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện;

b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép;

c) Tổ chức làm việc theo ca đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II; 

d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;

đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện;

e) Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu;

g) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng;

h) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

Khoa Hồi sức tích cực chống độc

Chức năng nhiệm vụ

- Thực hiện công tác khám bệnh, điều trị cho tất cả các trường hợp đột quỵ (Đột quỵ não,tim mạch), các trường hợp ngộ độc các loại hóa chất trừ sâu, ngộ độc thực phẩm, các trường hợp Shock (Sốc tim,sốc nhiễm khuẩn,sốc giảm thể tích..), các trường hợp suy hô hấp (Phù phổi cấp,Hen phế quản,đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), các trường hợp ngạt nước…

- Đơn nguyên thận nhân tạo: Thực hiện điều trị lọc máu cho tất cả các trường hợp suy thận cấp và lọc máu chu kỳ cho các bệnh nhân suy thận mãn.

- Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến luân phiên cán bộ tăng cường trình độ chuyên môn cho tuyến dưới.

Tổ chức khoa

Biên chế giường bệnh: 19 giường

- Trong đó: 5 Phòng điều trị, 1 Phòng cấp cứu tổng hợp, 4 phòng điều trị thường

- Trang thiết bị: Hệ thống Oxy trung tâm, hệ thống máy thở, máy Monitoring theo dõi HA, nhịp tim, mạch liên tục;Hệ thống máy truyền dịch, máy bơm tiêm điện...

Khoa Gây mê phẫu thuật

Khoa gây mê - hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê - hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

Chức năng nhiệm vụ

a) Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê - hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực gây mê - hồi sức;

c) Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công.

Hoạt động chuyên môn

1. Khám trước gây mê:

a) Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;

b) Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê - hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;

c) Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu);

d) Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;

đ) Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê - hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê - hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê - hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê - hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.

2. Phẫu thuật:

a) Chuẩn bị nhân lực, bàn phẫu thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao đầy đủ và sẵn sàng để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh;

b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị bắt buộc để bảo đảm đúng người bệnh và xác định đúng vị trí giải phẫu cần phẫu thuật, thủ thuật;

c) Thực hiện các phương pháp gây mê - hồi sức phù hợp với phẫu thuật, thủ thuật với sự tham gia của bác sỹ gây mê - hồi sức và các điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên bộ phận phẫu thuật và các nhân viên khác theo yêu cầu của bác sỹ gây mê - hồi sức;

d) Thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

3. Hồi tỉnh:

a) Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;

b) Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;

c) Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật;

d) Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng, bất thường nếu có đối với người bệnh;

đ) Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến các khoa liên quan khác.

4. Hồi sức ngoại khoa:

a) Tiếp nhận người bệnh từ bộ phận hồi tỉnh hoặc từ các bộ phận khác chuyển đến;

b) Theo dõi, chẩn đoán, điều trị tích cực và chăm sóc toàn diện người bệnh;

c) Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về khoa lâm sàng hoặc bộ phận khác hoặc chuyển viện, xuất viện.

5. Chống đau:

a) Khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác;

b) Trước khi thực hiện kỹ thuật chống đau phải thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về kỹ thuật, phương pháp chống đau sẽ thực hiện;

c) Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn nếu có của phương pháp, kỹ thuật chống đau.

Khoa Ngoại chấn thương

Trong quá trình hình thành và phát triển khoa Chấn thương chỉnh hình luôn luôn là một khối đoàn kết thống nhất với đội ngũ cán bộ tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn cao đã thực hiện tốt theo chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm có hàng trăm ca phẫu thuật các loại, mổ cấp cứu có nhiều ca bệnh nặng hiểm nghèo, nhiều ca đa chấn thương phức tạp đã được cứu sống, trong đó số lượng phẫu thuật năm sau đều cao hơn năm trước và mỗi năm đều phát triển được từ 2 đến 3 kỹ thuật mới.

Tình hình hoạt động

Ngoài những kỹ thuật khoa đã thực hiện và áp dụng vào điều trị. Trong thời gian tới khoa phấn đấu áp dụng nhiều kỹ thuật phẫu thuật mới nhằm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Trong những năm tới khoa phấn đấu 100% cán bộ, viên chức trong khoa hoàn thành nhiệm vụ được giao, 100 %cán bộ, viên chức đạt lao động tiên tiến, xuất sắc. Tập thể phấn đấu đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Khoa Tai mũi họng

Chức năng nhiệm vụ

- Phối hợp các khoa lâm sàng trong bệnh viện tổ chức khám, chữa bệnh về Tai Mũi Họng, thu dung bệnh nhân điều trị nội trú, điều trị ngoại trú các bệnh về tai mũi họng. Phối hợp các khoa trong bệnh viện cấp cứu, hội chẩn các bệnh nhân thuộc chuyên nghành Tai Mũi Họng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân

- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.

- Tham gia các hoạt động khác do bệnh viện, các đoàn thể phát động, tham gia sinh hoạt chuyên môn nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả điều trị.

Hoạt động chuyên môn

- Về họng – thanh quản

  • Cắt amydal gây mê
  • Nạo V.A nội soi
  • Vi phẫu thanh quản
  • Phẫu thuật soi treo cắt u lành tính thanh quản

- Về mũi xoang

  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang
  • Phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn
  • Phẫu thuật nội soi các dị hình hốc mũi
  • Phẫu thuật nội soi các dị hình hốc mũi
  • Cầm máu mũi bằng Pipolair

- Về tai – xương chũm

  • Phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần
  • Phẫu thuật sào bào thượng nhĩ – vá nhĩ
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm
  • Đặt ống thông khí hòm nhĩ
  • Các phẫu thuật cấp cứu về tai

Khoa Mắt

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

  • 02 máy vi sinh hiển vi khám mắt
  • 01 máy đo khúc xạ
  • 01 máy siêu âm mắt A-B
  • 01 máy Laze mống mắt, bao sau thể thủy tinh
  • 01 máy soi đáy mắt
  • 02 máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt
  • 01 máy Phaco
  • 01 máy phát điện di giác mạc
  • 01 bộ dụng cụ phẫu thuật Phaco, dụng cụ phẫu thuật mộng, quặm, Glocôm, lác, sụp mi.

Kỹ thuật chuyên môn

  • Phẫu thuật đục thể thủy tinh ngoài bao.
  • Phẫu thuật Phaco
  • Phẫu thuật mộng ghép kết mạc.
  • Các bệnh mắt trẻ em (Lác, sụp mi, đục thể thủy tinh).
  • Phẫu thuật quặm
  • Phẫu thuật cắt bè củng mạc

Khoa Nội tổng hợp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Khoa có phòng điều trị, phòng tiêm, phòng nội soi hô hấp, phòng holter điện tim, huyết áp.

- Trang thiết bị y tế: Máy khí dung, máy hút đờm dãi, máy đo SPO2, Bơm tiêm điện, máy đo đường huyết cá nhân, máy điện tim, huyết áp, máy nội soi hô hấp, tuy nhiên máy điện tim đang hỏng, máy đo chức năng hô hấp chưa có test chỉnh.

Khoa Nhi

Khoa nhi là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi. Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lý bệnh và tâm sinh lý của từng lứa tuổi. Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lý và lứa tuổi của trẻ em.

Khoa Y học cổ truyền

Khoa Y, dược cổ truyền là tổ chức chuyên môn kỹ thuật về y, dược cổ truyền trực thuộc bệnh viện và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.

Nhiệm vụ chức năng

1. Khám bệnh, chữa bệnh:

a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú;

b) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với khoa, phòng chức năng để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh;

c) Đầu mối triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;

d) Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

đ) Sử dụng các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng và trang thiết bị y tế của y học hiện đại để khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

2. Công tác dược:

a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nhằm cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Khoa Y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và khoa khác trong bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện;

b) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện; Hội đồng kiểm nhập dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;

c) Thực hiện các quy định về công tác dược bệnh viện;

d) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, sắc thuốc;

đ) Tổ chức bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật về dược;

e) Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.

Cơ cấu tổ chức

a) Bộ phận khám bệnh, điều trị ngoại trú:

  • Khu vực khám bệnh;
  • Khu vực điều trị ngoại trú có giường bệnh;

b) Bộ phận điều trị nội trú:

  • Khu vực điều trị nội trú;
  • Khu vực điều trị bằng y học cổ truyền và phục hồi chức năng;

c) Bộ phận dược cổ truyền:

  • Kho dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và cấp phát;
  • Khu vực chế biến, bào chế;
  • Khu vực sắc thuốc;
  • Quầy cấp, phát thuốc.

Khoa Dinh dưỡng tiết chế

Chức năng nhiệm vụ

a) Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo các quy định hiện hành và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

b) Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

c) Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

d) Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.

đ) Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.

e) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Khoa Chẩn đoán hình ảnh là cơ sở thực hiện các kĩ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ.

Hoạt động chuyên môn

- Chụp x quang thường quy và chuyên khoa.

- Siêu âm ổ bụng tổng quát

- Siêu âm Doppler mạch máu, Doppler tim.

- Siêu âm 3D, 4D sản khoa. Doppler trong sản khoa

- Chụp Cắt lớp vi tính các bộ phận như sọ não, lồng ngực, ổ bụng…

- Tọa ảnh bằng cộng hưởng từ các bộ phận như sọ não, cột sống, tiểu khung …

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Máy chụp X quang cao tần

- Hệ thống x quang số hóa 02 tấm.

- Hệ thống chụp cắt lớp vi tính SIEMENS :

- Máy siêu âm SIEMENS 2D :

- Máy siêu âm Doppler màu 4D MEDISON

- Máy siêu âm Doppler màu 4D X300

- Máy siêu âm Doppler màu siemens Antares

- Hệ thống chụp Cộng hưởng từ 0.4 Tesla.

Khoa Huyết học truyền máu

Chức năng nhiệm vụ

  • Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, nước tiểu và các xét nghiệm khác phục vụ chẩn đoán lâm sàng và điều trị như:
  • Xét nghiệm sinh hóa đánh giá chức năng gan, thận, chuyển hóa đường, chuyển hóa mỡ, đạm, …
  • Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
  • Xét nghiệm công thức máu (18 thông số), định nhóm máu, máu chảy, máu đông
  • Các xét nghiệm miễn dịch: HIV, HBsAg, HCV, HBeAg
  • Định lượng chất gây nghiện trong nước tiểu
  • Định lượng nội tiết tố: TSH, FT4, FT3, T3, T4
  • Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm: gan, tử cung, tiền liệt tuyến, đường ruột… ( FP, SCC, PSA, CEA…)
  • Xét nghiệm vi sinh tìm ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng sốt rét…
  • Nuôi cấy phân lập vi sinh vật đánh giá mức độ ô nhiễm bệnh viện
  • Ngoài ra, khoa xét nghiệm thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất trang thiết bị vật tư y tế hiện có:

  • Máy phân tích Sinh hóa tự động
  • Máy Miễn dịch tự động
  • Máy điện giải đồ
  • Máy phân tích nước tiểu
  • Máy phân tích huyết học
  • Máy đông máu tự động
  • Giàn ELISA bán tự động
  • Kính hiển vi
  • Máy định nhóm máu bằng gel-card bán tự động

Khoa Vi sinh

Khoa Vi sinh là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Vi sinh có chức năng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm xác định nhiễm vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng theo phân tuyến chuyên môn kĩ thuật và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.

Tổ chức khoa

Khoa Vi sinh có các bộ phận chính sau đây:

a) Bộ phận sản xuất, bảo quản môi trường, sinh phẩm và hóa chất phục vụ xét nghiệm;

b) Bộ phận xử lý bệnh phẩm, bảo quản sinh phẩm, hóa chất và hấp rửa, khử khuẩn;

c) Bộ phận xét nghiệm vi khuẩn (nhận bệnh phẩm, nhuộm soi, nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng vi khuẩn hoặc bệnh phẩm);

d) Bộ phận xét nghiệm vi rút (nhận bệnh phẩm, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng hoặc bệnh phẩm);

đ) Bộ phận xét nghiệm ký sinh trùng (nhận bệnh phẩm, nhuộm soi, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng hoặc bệnh phẩm).

Chức năng nhiệm vụ

1. Xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật xét nghiệm vi sinh để đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch của bệnh viện và của ngành y tế khi có yêu cầu.

2. Phối hợp chặt chẽ với khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng khác và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn để nâng cao chất lượng xét nghiệm; tham gia hội chẩn, bình bệnh án, tư vấn về sử dụng kháng sinh.

3. Tham gia theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá, báo cáo về vấn đề vi sinh vật kháng thuốc và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

4. Lập kế hoạch, dự trù mua dụng cụ, trang thiết bị xét nghiệm, hóa chất, thuốc thử và các sinh phẩm để phục vụ công tác xét nghiệm. Dự trù và trang bị cơ số thuốc, dụng cụ cấp cứu và phương tiện chống tràn đổ.

5. Theo dõi, bảo quản và lập kế hoạch định kì bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trang thiết bị; định kỳ kiểm tra chất lượng xét nghiệm, cập nhật các quy trình kĩ thuật xét nghiệm để bảo đảm các kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy.

6. Theo dõi, quản lý, thực hành xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm: thực hiện theo dõi, quản lý, bảo quản thuốc thử, hóa chất độc, các bệnh phẩm, các chủng vi sinh vật theo đúng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện công tác khử khuẩn, xử lý các chất thải bảo đảm an toàn, chống lây nhiễm.

Khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Tổ chức khoa

Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Nghiệp vụ dược;
  • Kho và cấp phát;
  • Thống kê dược;
  • Dược lâm sàng, thông tin thuốc; 
  • Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
  • Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

Chức năng nhiệm vụ

  • Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
  • Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
  • Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
  • Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
  • Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
  • Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu

Bệnh viện hiện thăm khám theo các hình thức:

  • Khám thường
  • Khám BHYT

Tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, bảng chi phí khám có rất nhiều mức. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Bệnh nhân có thể liên hệ với Bệnh viện để được tư vấn gói khám, và biết chính xác về giá dịch vụ phù hợp

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Lai Châu

Tìm chi nhánh bệnh viện

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại BVĐK Lai Châu và những điều cần lưu ý

Quy trình thăm khám tại BVĐK Lai Châu rất đơn giản, không kiến bệnh nhân phải đợi quá lâu. Bệnh nhân lưu ý mang theo đầy đủ giấy tờ cá nhân, BHYT và sổ khám bệnh khi đến bệnh viện.

Bước 1: Đến quầy nhận bệnh, khai thông tin, lấy số và chờ gọi tên.

Bước 2: Đi đến phòng khám đã được chỉ định, chờ gọi đến số vào khám.

Bước 3: Thăm khám với bác sĩ. Nhận chuẩn đoán, chỉ định thực hiện các xét nghiệm (nếu có).

Bước 4: Di chuyển đến khoa Cận lâm sàng thực hiện các xét nghiệm. Đợi kết quả.

Bước 5: Quay lại phòng khám bệnh, nhận kết luận của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hẹn ngày tái khám hoặc quyết định nhập viện (nếu cần)

Bước 6: Lấy thuốc hoặc mua thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện.

Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại BVĐK Lai Châu

Cao Thị Phương Thảo

Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá về bệnh viện này



Viết bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi Nhận Xét
nhận xét
Sắp xếp : Mới nhất

Bênh Viện Tương Tự

back to top
tìm sản phẩm phù hợp Tìm sản phẩm phù hợp
1900636232 1900 636 232
chat Chat ngay
HOTLINE: 1900 636 232